ClockThứ Năm, 19/03/2015 11:14

Chú trọng nguồn nhân lực

TTH - Bàn về cơ chế chính sách, hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực; sự cần thiết của việc củng cố Hội tin học Huế và thống nhất thành lập Hội Doanh nghiệp (DN) phần mềm Thừa Thiên Huế... là những nội dung quan trọng được đưa ra tại Hội nghị Đối thoại thúc đẩy phát triển công nghiệp phần mềm" do UBND tỉnh tổ chức vào sáng 18/3, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ và sự tham gia của đại diện lãnh đạo các sở, khoa, trường đại học (ĐH) và các doanh nghiệp (DN) sản xuất phần mềm.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu chỉ đạo tại buổi đối thoại

Thẳng thắn, cởi mở

Tại buổi đối thoại, các DN cho rằng, DN phần mềm mềm Huế hiện ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ, vì vậy, để đạt được mục tiêu của tỉnh đề ra năm 2015 Huế có 10 DN đạt doanh thu 10 triệu USD, tỉnh cần chọn DN tiêu biểu để làm thí điểm. Cần thiết phải kiện toàn và củng cố lại Hội Tin học để trở thành nơi giao lưu, liên kết giữa nơi đào tạo và nơi có nhu cầu, góp phần hài hòa tính xa rời thực tiễn của sinh viên khi ra trường, quảng bá thương hiệu cho DN. Các DN cũng nhất trí về việc thành lập Hội DN phần mềm và hội nên giao Sở Thông tin & Truyền thông quản lý.
Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn cho rằng, thực trạng công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) tại Thừa Thiên Huế so với các tỉnh, thành khác trong khu vực còn rất nhiều hạn chế. Công nghiệp (CN) phần cứng, CN phần mềm và CN nội dung số đều có doanh thu khá khiếm tốn, chỉ đạt 655 tỷ đồng, với số lao động làm việc trong 3 nhóm ngành là 700 người/75 DN. Khu công viên phần mềm của tỉnh chưa tập trung; doanh thu về sản xuất (SX), gia công phần mềm rất thấp. Hạ tầng để triển khai phát triển SX gia công phần mềm tại các tòa nhà cho thuê có mức độ sử dụng chưa cao, ước khoảng 30%. Đây là những khu vực có thể hình thành vườn ươm DN CNTT của tỉnh trong thời gian tới. Hàng năm, số sinh viên CNTT ra trường khoảng 700, nhưng rất ít trong số đó được tuyển dụng tại các DN do chưa đáp ứng được nhu cầu... 
Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trình bày dự thảo về quyết định ban hành một số chính sách hỗ trợ DN tham gia vào Vườn ươm CNTT tại Thừa Thiên Huế và quy định một số chính sách hỗ trợ DN khi tham gia. Cụ thể, các DN được hỗ trợ quảng bá thông tin, hỗ trợ đào tạo chuyển giao quy trình làm phần mềm cho các DN mới khởi nghiệp, về tư vấn thuế, quản trị DN và các chính sách hỗ trợ về giá...
Với mong muốn CNTT Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, ông Lê Thanh Minh, Tổng Giám đốc Công ty SunSoft thẳng thắn: “Bản thân mong muốn được về Huế đầu tư nhưng lại gặp một số khó khăn, như: Quyền lợi và ưu đãi về thuế của DN chưa đầy đủ và không có gì khác biệt so với các tỉnh, thành khác. Vì những rào cản tâm lý nên người Huế chưa sẵn sàng cho hội nhập. Đề xuất về giải pháp, Công ty SunSoft cho rằng nên kiện toàn Hội Tin học của tỉnh nhằm tăng cường gắn kết giữa các đơn vị DN và cơ quan Nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển CNTT. Ủng hộ việc thành lập Vườn ươm, nhưng theo ông Minh về dài hạn, tỉnh nên có chính sách hỗ trợ DN về vốn vay ưu đãi.
Thiếu nguồn nhân lực chất lượng
Tại buổi đối thoại, đa phần các DN trong lĩnh vực phần mềm đều “kêu” thiếu nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của DN khi tuyển dụng. Nếu được tuyển cũng phải đào tạo lại từ 3-6 tháng mới làm việc được, do đó, các khoa, trường cần tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cũng như ngoại ngữ cho sinh viên. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng: “Nhân lực CNTT tại Huế hiện rất hạn chế về ngoại ngữ, là rào cản lớn để có nguồn nhân lực chất lượng”.
Trưởng Khoa CNTT của Đại học Khoa học Huế và ĐH Phú Xuân thừa nhận, đào tạo nguồn nhân lực CNTT chưa đáp ứng nhu cầu của các DN và việc đào tạo còn mang tính chất hàn lâm dẫn đến tỷ lệ sinh viên được tuyển dụng sau khi ra trường rất ít. Đại diện ĐH Phú Xuân mong muốn DN nếu có công nghệ mới, trường sẵn sàng đón nhận và nên đặt hàng cho trường về nhu cầu của mình, để khi sinh viên ra trường sẽ đáp ứng được yêu cầu của các DN.
Để đào tạo nguồn nhân lực, Trung tâm CNTT tỉnh đã phối hợp với khoa CNTT các trường ĐH, CĐ đào tạo cho sinh viên theo chương trình APTECH. Về đầu ra cho sinh viên, trung tâm đã phối hợp với các chuyên gia đào tạo cho sinh viên để trang bị các kỹ năng mềm... Giám đốc Trung tâm CNTT tỉnh Lê Vĩnh Chiến chia sẻ. 
Kết luận tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá cao những ý kiến góp ý xác đáng của các DN; đồng thời đề nghị: “Chúng ta có không gian, tư chất của người Huế, có các DN, nhà đầu tư trong và ngoài nước gốc Huế nên cần phát huy trong thời gian tới. Đề nghị Sở KH&ĐT, Sở TT&TT nghiên cứu và hoàn thiện về cơ chế, chính sách. Chú trọng ưu đãi cung cấp thông tin cho DN. Hoàn thiện hạ tầng cơ sở, đặc biệt là việc đào tạo nguồn nhân lực. Đào tạo phải hướng tới mục tiêu sinh viên khi ra trường bồi dưỡng một thời gian là sử dụng được ngay và có chiến lược dài hơi để cung cấp nhân lực cho DN. Thống nhất cao việc thành lập Hội DN phần mềm Thừa Thiên Huế và đồng ý cho sử dụng một phần khung Cổng TTĐT tỉnh để quảng bá cho Hội; đồng thời, củng cố lại Hội Tin học".
Bài, ảnh: Liên Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top