ClockThứ Ba, 21/04/2015 16:23

Chưa khuyến khích nhân rộng

TTH - Từ nhu cầu giải quyết sinh kế cho người dân hành nghề khai thác cát sỏi truyền thống, ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép, việc quản lý khai thác cát sỏi theo mô hình cộng đồng đã được thực hiện thí điểm tại phường Hương Vân (Hương Trà). Tuy được đánh giá có hiệu quả ở một số mặt, song vẫn chưa giải quyết dứt điểm thực trạng khai thác cát lậu và bức xúc của người dân trong vùng bị ảnh hưởng.

Tình trạng khai thác cát chui, khai thác gần bờ vẫn diễn ra phức tạp

Có lợi, nhưng chưa toàn diện

Ông Cái Văn Vinh, Trưởng phòng Tài nguyên Khoáng sản - Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết hiện trên toàn tỉnh mới chỉ cấp phép cho 2 đơn vị là phường Hương Vân và HTX sông Bồ (Phong Sơn) . Vừa qua, Hương Trà có xin thêm một số điểm mới nhưng tỉnh vẫn chưa đồng ý. Mục đích triển khai mô hình khai thác cát sỏi tập trung nhằm tạo điều kiện cho các thuyền nhỏ làm nghề từ trước đến nay, nhưng đồng thời phải khống chế số lượng thuyền mới phát triển, mở rộng.
Được UBND tỉnh chọn làm điểm về mô hình khai thác cát, sỏi tập trung ở lòng sông Bồ, sau khi nghiên cứu địa điểm, UBND thị xã Hương Trà đã phê duyệt phương án quản lý khai thác cát, sỏi tập trung ở lòng sông Bồ thuộc địa phận phường Hương Vân, cách cầu Hiền Sĩ 150m về phía thượng nguồn đến bãi bồi thôn Lại Bằng, dài khoảng 1,4km. Được triển khai từ đầu năm 2014 và kết thúc sau một năm hoạt động, ông Hoàng Tấn Thành, Phó Chủ tịch UBND phường Hương Vân khẳng định: Mô hình này tuy có tồn tại, vướng mắc, nhưng đem lại nhiều ưu điểm. Từ khi triển khai phương án này, trên địa bàn đã cơ bản giảm nạn khai thác lậu, khai thác gần bờ gây sạt lở. Mô hình này cũng đã giải quyết sinh kế cho 60 thuyền đò chuyên khai thác cát sạn trong vùng và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, địa phương đã thu được thuế tài nguyên và phí môi trường gần 2,2 tỷ đồng và phí ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường gần 70 triệu đồng, giúp địa phương có thêm kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ông Nguyễn Hữu Quyết, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ ra những ưu, nhược điểm. Trong đó, hiệu quả rõ nhất là giúp địa phương quản lý được số lượng khai thác của người dân trên cơ sở các hộ đăng ký khai thác và quản lý được số lượng không hoạt động trong doanh nghiệp, không làm thất thoát nguồn thu ngân sách, ngăn chặn khai thác trái phép và giải quyết việc làm. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề tồn tại nảy sinh, nhất là giá cả cạnh tranh không lành mạnh so với doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mặt hàng này. Hơn nữa, việc quản lý ở địa phương chắc chắn còn thiếu kinh nghiệm, chưa chặt chẽ, nếu dân ồ ạt tập trung vào vùng khai thác thì dễ dẫn đến nguy cơ sạt lở, thay đổi dòng chảy.
Việc quản lý khai thác cát sỏi theo mô hình cộng đồng mới chỉ quy định tạm thời chứ chưa chính thức và chưa đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ. Do đó, theo quan điểm của Sở Tài nguyên và Môi trường, mô hình này chưa thể nhân rộng, chỉ đáp ứng cho những khu vực xét thấy hợp lý theo nhu cầu của địa phương sở tại.
Chưa dứt nạn “sa tặc”
Được cấp phép khai thác trong thời hạn 1 năm, sau khi đóng bãi, trên địa bàn phường Hương Vân vẫn xảy ra trường hợp khai thác chui và đã bị phường lập biên bản xử phạt. Ông Hoàng Tấn Thành lý giải, do 60 thuyền tham gia khai thác tập trung sau khi mô hình ngừng hoạt động thì chỉ có khoảng 20 thuyền vào làm cho Công ty Tuấn Hải hiện đang được cấp phép khai thác trên địa bàn. Do đó, số còn lại vì kế sinh nhai buộc lòng họ phải khai thác chui.
Tuy các cấp, các ngành và Đoàn kiểm tra liên ngành thường xuyên kiểm tra xử lý nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm. Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Hương Trà, trên tuyến sông Bồ hiện có khoảng 100 thuyền khai thác cát, sỏi; trong đó tại khu vực từ cầu Tứ Phú lên bãi cát tập trung của phường Hương Vân có khoảng 30 - 40 thuyền khai thác cát, sỏi các loại.
Hình thức quản lý khai thác cát sỏi theo mô hình cộng đồng chưa được khuyến khích nhân rộng và phần lớn các mỏ khai thác đều được cấp cho doanh nghiệp, số tàu thuyền nhỏ lẻ vào khai thác tại mỏ của doanh nghiệp rất ít, gây thiệt thòi cho nhiều chủ thuyền hành nghề lâu năm, dẫn đến tình trạng khai thác chui tồn tại kéo dài. Để xử lý dứt điểm tình trạng này, bên cạnh việc tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm, cơ quan chức năng cũng cần phối hợp với chính quyền địa phương, các chủ hành nghề khai thác ban hành một quy chế hoạt động mang tính pháp lý cao, vừa đảm bảo có lợi cho doanh nghiệp và người dân trên cơ sở các điểm nằm trong quy hoạch khai thác.  
Bài, ảnh: H.Thương - L.Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top