ClockChủ Nhật, 01/06/2014 05:42

Đầu vụ, căng sức chống hạn mặn cho lúa hè thu

TTH - Mới chỉ đầu mùa nắng nóng nhưng tình hình hạn hán diễn ra gay gắt và rất phức tạp.

Nguy cơ hạn, mặn

Một hạng mục của hồ Thọ Sơn sẵn sàng chống hạn

Vụ hè thu hằng năm ở các xã Quảng Công, Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền) thường bị thiếu nước tưới. Mới chỉ đầu vụ hè thu nhưng nhiều đồng ruộng khô khốc, thiếu nước. Ông Trần Hiệu ở xã Quảng Ngạn cho biết, ngay sau khi kết thúc vụ Đông xuân, gia đình ông khẩn trương làm đất, chuẩn bị gieo cấy vụ hè thu 2014. Hơn hai chục sào lúa đều bị thiếu nước gieo cấy đang là nỗi lo đối với gia đình. Mấy ngày này, chiếc máy chạy nước bằng dầu của ông vận hành 24/24 giờ. Lo ngại nhất là mực nước ở các ao hồ trên địa bàn xuống rất thấp nên có nguy cơ thiếu nước vào giữa vụ. Nông dân ở các địa phương cho biết, nếu nắng hạn diễn ra gay gắt, trên địa bàn hai xã Quảng Công, Quảng Ngạn có khoảng 50 ha lúa bị thiếu nước trầm trọng.

Các xã khu 3 thuộc huyện Phú Lộc cũng đang lâm vào cảnh tương tự. Ông Bạch Văn Khai, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lộc cho biết, hầu như vụ hè thu nào ở khu 3 cũng đều bị thiếu nước. Hệ thống đồng ruộng ở khu 3 không tập trung, manh mún nên rất khó khăn trong việc đầu tư xây dựng kênh mương, thủy lợi phục vụ tưới. Nếu đầu tư hệ thống thủy lợi, trạm bơm đòi hỏi nguồn kinh phí đến hàng chục tỷ đồng, trong khi hệ thống đồng ruộng manh mún, nhỏ lẻ không tương xứng với kinh phí đầu tư công trình.
Nguy cơ nhiễm lại mặn đang là nỗi lo đối với nhiều địa phương ven biển, đầm phá. Tại các xã Hương Phong, Hải Dương (thị xã Hương Trà), Phú Thanh (Phú Vang)... nằm cuối hạ lưu sông Hương, gần cửa biển Thuận An nên nguy cơ xâm nhập mặn rất cao. Ông Trần Viết Én, Chủ tịch UBND xã Hương Phong cho biết, nếu nắng hạn gay gắt, kết hợp triều cường thì trên địa bàn xã có khoảng 20 ha lúa ở khu vực Bàu Su và một số nơi có nguy cơ nhiễm mặn. Tại nhiều đồng ruộng ven đầm phá thuộc xã Hải Dương và thôn Quy Lai, xã Phú Thanh đang có nguy cơ nhiễm mặn, chua phèn nếu hạn hán kéo dài, kết hợp triều cường gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
 
Phòng chống...
Tại các xã khu 3, huyện Phú Lộc, ông Bạch Văn Khai cho biết, ngành nông nghiệp, phối hợp với các địa phương tổ chức vận động, hướng dẫn nông dân nạo vét tất cả hệ thống ao hồ, kênh mương thủy lợi, vận hành các máy bơm dầu 24/24 giờ để đưa nước vào đồng ruộng đảm bảo gieo cấy vụ hè thu. Các địa phương hướng dẫn người dân triển khai tôn cao, be bờ đê, ao hồ để tranh thủ tích trữ nước khi có mưa; đồng thời, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước tránh lãng phí. Tại huyện Quảng Điền, ông Hoàng Vọng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, những ngày này, các xã Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Công, Quảng Ngạn, người dân tích cực nạo két kênh mương, thủy lợi nhằm đảm bảo phòng chống hạn, nhất là vào giữa vụ hè thu.
Vùng ven biển, đầm phá thuộc huyện Phú Vang, thị xã Hương Trà, các hợp tác xã, người dân chủ động triển khai các biện pháp phòng chống nhiễm mặn. Tại xã Hương Phong, Chủ tịch UBND xã Trần Viết Én cho biết, xã đã chỉ đạo các hợp tác xã kiểm tra tất cả hệ thống cống, rãnh trên các đồng ruộng, xử lý những khe hở tránh xâm nhập mặn vào đồng ruộng. Tại cống Bàu Su, nơi thường bị rò rỉ nước mặn được Hợp tác xã Nông nghiệp Thuận Hòa xử lý triệt để. Hợp tác xã cử cán bộ túc trực thường xuyên nhằm đóng cống kịp thời khi triều cường, tránh xâm nhập mặn. Tại xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) và thôn Quy Lai (xã Phú Thanh), các hợp tác xã, người dân cũng chủ động triển khai các biện pháp phòng chống hạn, mặn, bảo vệ mùa màng.
Ông Đỗ Văn Đính, Giám đốc Công ty TNHHNN 1 thành viên Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh cho biết, nắng hạn đang là nỗi lo đối với các đơn vị thủy nông. Nếu nắng hạn gay gắt, kéo dài thì trên địa bàn tỉnh sẽ có khoảng 1.000 ha lúa hè thu có nguy cơ khô hạn nặng, gây thiệt hại lớn. Các đồng ruộng có nguy cơ khô hạn tập trung chủ yếu ở khu 3 thuộc huyện Phú Lộc và các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Công, Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền), Hải Dương, Hương Phong (thị xã Hương Trà) và hai huyện Nam Đông, A Lưới. Các hồ chứa lớn, như hồ Truồi, Thọ Sơn, Hòa Mỹ... mực nước đạt khoảng 80% dung tích, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới khi nắng hạn. Trường hợp nắng hạn diễn ra gay gắt, ngành nông nghiệp phối hợp với các nhà máy thủy điện xả nước kịp thời chống hạn. Các đơn vị thủy nông đang tích cực triển khai, sửa chữa hệ thống trạm bơm, nạo vét kênh mương đảm bảo vận hành đưa nước vào đồng ruộng; đóng tất cả các cửa van trên đập Thảo Long, các cống ngăn mặn tránh xâm nhập mặn vào đồng ruộng...
ổ chức tốt các biện pháp tích trữ nước, nạo vét ao hồ, kênh mương thủy lợi, sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn nước tưới... sẽ là biện pháp quan trọng trong công tác phòng chống hạn, mặn cho vụ hè thu một cách hiệu quả.
Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Return to top