ClockThứ Bảy, 12/07/2014 04:51

Kết quả của sự đồng thuận

TTH - Về Quảng Lợi hôm nay, nhiều người vui mừng trước sự đổi thay của vùng quê thuần nông. Những cánh đồng lúa xanh mướt, những vùng đất hoang hoá giờ được cải tạo thành những khu trang trại có thu nhập hàng trăm triệu đồng; đường giao thông được bê tông hoá...

Từ nhận thức

 
 Thu hoạch sắn

 

Đến nay, xã Quảng Lợi hoàn thành 13/19 tiêu chí. Toàn xã có 68 hộ tự nguyện hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để mở rộng đường giao thông. Tổng cộng đã hiến 16.800m2 đất, 1.400 cây tre, 1.197 cây tràm để làm đường. Người dân còn tự nguyện đóng góp tiền của, ngày công xây dựng các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xóm và xây dựng nhà văn hoá thôn, cổng chào thôn.

Sở dĩ có được sự thay đổi ấy là nhờ sự chuyển biến trong nếp nghĩ, cách làm của địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Chuyển biến mạnh mẽ nhất có thể kể đến là trong phát triển kinh tế, người dân đã chủ động trong sản xuất và kinh doanh góp phần tăng thu nhập của địa phương. Trên những thửa ruộng cát khô cằn thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô, nay đã xuất hiện những cánh đồng dưa hấu, lạc xanh ngút ngàn. Dù diện tích còn khiêm tốn, nhưng quan trọng hơn là từ trong nếp nghĩ, cách làm của người dân đã có chuyển biến, đổi mới, không còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đi sâu hơn dọc ra trang trại là khu vực rú cát với những dãy trang trại nằm nối tiếp nhau. Vốn là vùng hoang hoá, chỉ có cây gai, bụi cỏ nhưng giờ đây khu rú cát đã phủ một màu xanh ngắt của rừng và các loại hoa màu mang lại thu nhập cao. Mỗi một người dân đã chủ động tìm tòi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tìm kiếm những giống lúa, cây, con phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, làm chủ được các sản phẩm từ chính bàn tay, khối óc của mình. 
Trang trại của ông Trương Trọng Đức có diện tích 5 ha, trong đó ông đầu tư 2 ha trồng rừng, 2 ha nuôi trồng thủy sản, diện tích còn lại phục vụ chăn nuôi và trồng trọt. Hiện trang trại ông đang nuôi trên 1.500 con gà theo hướng an toàn sinh học, 2 hồ cá thả cá rô phi, cá chép... Những tưởng vùng đất cát này không thể phát triển các loại hoa màu nhưng với sự cần cù, chịu khó, ông Đức thực sự thành công với mô hình trồng rau màu trên cát. Với 2 sào đất trồng mướp đắng, dưa leo và rau màu, mỗi năm ông thu trên 50 triệu đồng. Ông còn đầu tư trồng các loại cây ăn quả như: đu đủ, mãng cầu, chuối... cho hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập của gia đình đạt từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng/năm. Không riêng gì trang trại ông Đức, trên vùng cát Quảng Lợi có 20 trang trại có thu nhập từ 100 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/năm. Chính nhờ điều này, hiện thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 21 triệu đồng/người/năm.
 
Đến hành động
Ngay từ những ngày đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ xã ban hành nghị quyết về xây dựng nông thôn mới. Các tổ chức đoàn thể, thôn xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết. Bằng cách lồng ghép trong các cuộc họp, giao ban, hội nghị; tranh thủ tiếng nói của trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng dân cư... đã tạo sự đồng thuận cao trong dân. Khi triển khai từng tiêu chí, xã luôn đề cao vai trò của người dân, từ họp bàn, thực hiện đến kiểm tra, giám sát nên mọi người đều thấy rõ lợi ích và trách nhiệm của mình.
Anh Hà Binh, Bí thư chi bộ thôn Ngư Mỹ Thạnh cho hay: “Với đặc điểm, người dân trong thôn đa số là dân vạn đò nên nhận thức chưa cao. Chúng tôi phải tập trung nhiều cho công tác tuyên truyền, không chỉ thông qua các buổi họp dân mà chúng tôi còn đến từng nhà, vận động từng người dân, để họ hiểu được vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới. Kết quả đúng như câu nói “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Ông Phan Đăng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi cho hay: “Để xây dựng NTM, tất yếu phải có sự thống nhất cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân. Xã đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, lấy cán bộ, đảng viên là những người gương mẫu đi đầu, luôn lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện. Vì vậy, mọi người dân đều coi xây dựng NTM là trách nhiệm của chính mình, không trông chờ, ỷ lại”.
Bài, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Return to top