ClockThứ Hai, 03/11/2014 14:32

Triển vọng từ nuôi cá bằng lồng Đan Mạch

TTH - Tháng 4/2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã triển khai mô hình quản lý, nuôi một số loài cá có giá trị kinh tế cao bằng công nghệ lồng cá Đan Mạch, bước đầu đã mang lại kết quả khả quan.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng ở các cửa biển mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương, giúp người dân phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, sự phát triển ngày càng ồ ạt về diện tích và mật độ thả nuôi khiến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, không ít hộ dân rơi vào cảnh trắng tay khi tôm cá bị dịch bệnh.

Ông Phan An là một trong những hộ ở xã Lộc Bình (Phú Lộc) tham gia mô hình nuôi cá bằng lồng Đan Mạch. Trước đây, gia đình ông và những hộ dân nơi đây chủ yếu nuôi cá bằng lồng tre. Do diện tích nhỏ hẹp, mật độ thả nuôi dày nên cá chậm phát triển, dễ lây lan dịch bệnh. Vào mùa mưa bão, người dân đứng ngồi không yên vì lồng tre không chịu được sức tác động của sóng, gió. Với lồng cá Đan Mạch, người dân hoàn toàn yên tâm. Sau 5 tháng thả nuôi, hiện lồng cá của ông không chỉ phát triển nhanh mà còn ít xảy ra dịch bệnh, mang lại năng suất cao.
Lồng cá sản xuất theo công nghệ Đan Mạch có nhiều ưu điểm vượt trội. Lồng có cấu tạo nổi, hình tròn, đường kính lồng 20m, chu vi lồng cá 60m, thể tích lồng gần 1.000m3. Lồng có kết cấu gồm 2 ống nổi có đường kính 250 mm, trong đó ống nổi bên trong chèn xốp polystyren chịu tất cả các tải trọng gồm lưới, chì, dây neo... sức nổi 75kg/m ống. Chung quanh lồng là hệ thống lan can dùng để treo lưới nhảy, treo lưới lồng.
Ưu điểm của lồng cá Đan Mạch là được kết cấu ống nhựa HDPE 100 độ dày 13 mm nên có độ bền lớn, không chịu ảnh hưởng khi các thuyền nhỏ va đập vào khung lồng, chịu được sóng gió cấp 6, 7 và thuận lợi trong việc vệ sinh lồng cũng như khi thu hoạch. Với thể tích lồng gần 1.000m3 , người dân có thể thả nuôi nhiều loài cá cùng một lúc, trong đó chủ yếu tập trung vào 3 loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá hồng Mỹ, cá dìa, cá chim trắng vây vàng... Điều này đã giúp tránh được dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước do thức ăn thừa.
Theo ông Nguyễn Minh Đức - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản: “Mỗi lồng nên thả 12.000 con cá hồng Mỹ, 2.000 con cá dìa và 2.000 con cá chim trắng vây vàng, cỡ cá từ 8-10cm. Về thức ăn, nên sử dụng thức ăn công nghiệp lúc cá đang nhỏ và thức ăn tươi lúc cá lớn. Thức ăn tươi chủ yếu là cá tạp như cá trích, cá cơm, cá liệt, cá nục... đã rửa sạch băm nhỏ 1-3 cm, tùy cỡ và giai đoạn nuôi...’’
Hiện mô hình này được triển khai tại 2 xã Hải Dương (Hương Trà) và xã Lộc Bình (Phú Lộc). Lúc đầu chỉ có một vài hộ tham gia nhưng từ hiệu quả mà mô hình đem lại, nhiều hộ gia đình đã đến tham quan, học tập và đăng ký thực hiện mô hình này.
Đến nay, mô hình quản lý, nuôi một số loài cá có giá trị kinh tế cao bằng công nghệ lồng cá Đan Mạch tuy mới đi được nửa chặng đường, nhưng với những ưu thế vượt trội so với cách nuôi truyền thống, đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản bền vững ở Thừa Thiên Huế, góp phần tăng năng suất, giá trị; đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân.
Trường Sơn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top