ClockThứ Sáu, 08/03/2013 11:54

Nam Đông trên hành trình đô thị hóa

TTH - Bằng nhiều nguồn lực từ ngân sách tỉnh, huyện; các chương trình, dự án, sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong toàn huyện Nam Đông, nhiều năm qua từ một địa phương miền núi khó khăn nay trở thành một huyện phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh chóng.

Rõ nét nhất cho sự đô thị hoá nhanh chóng là các tuyến đường từ huyện về trung tâm các xã, các khu dân cư đều được nhựa hoá; hệ thống điện chiếu sáng công cộng, dân cư đã được đầu tư đồng bộ; trường học, trạm y tế, bệnh viện đa khoa trung tâm, khu vực, bưu chính viễn thông được xây mới khang trang, hiện đại; nhiều công trình công cộng, thiết chế văn hoá - xã hội được hình thành... Đặc biệt, khu trung tâm huyện lỵ có bước phát triển nhanh chóng. Cùng với chợ Khe Tre đang xây dựng mới với quy mô tương đối lớn, chuẩn bị đưa vào hoạt động thì khu thương mại với đa dạng hoá sản phẩm cho đến các hàng ăn hoạt động khá nhộn nhịp, đông đúc người dân đến mua bán và ăn uống cho thấy mức sống của người dân thay đổi hẳn.

 

 Thị trấn Khe Tre Nam Đông hôm nay

 

Sự đô thị hoá ngày càng nhanh đã kéo Nam Đông ngày càng gần với các địa phương khác trong tỉnh. Bằng chứng, đã có nhiều dự án, công trình, hệ thống dịch vụ được đầu tư tại đây như Nhà máy Xi măng Nam Đông, Khu du lịch Thác Mơ; nhà hàng, khách sạn, karaoke... Có nhiều người dân từ nơi khác đến Nam Đông kinh doanh buôn bán cũng thong thả đi về trong ngày. Điều này giúp Nam Đông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, tạo cho diện mạo đô thị nơi đây ngày càng bề thế và hiện đại hơn.

 

Nhiều người dân Nam Đông tâm sự, nhớ lại những năm trước đây cuộc sống ở Nam Đông vô cùng khó khăn. Cơ sở hạ tầng yếu kém, đường sá đi lại khó khăn; y tế, giáo dục vô cùng thiếu thốn và lạc hậu... Thời đó, mỗi lần nghe đi về Huế là có vẻ xa xôi và trắc trở lắm. Bây giờ, Nam Đông đã phát triển. Đời sống văn hoá người dân từng bước được nâng lên. Điện, đường, trường, trạm, chợ, trung tâm thương mại, bưu chính viễn thông... được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại. Chị Hồ Thị Ánh, quê Hà Tĩnh, giáo viên Trường THCS & DTNT Nam Đông nói rằng: “Trước đây, khi nhận nhiệm sở về huyện miền núi Nam Đông, em cứ nghĩ rằng là một huyện rất nghèo và hẻo lánh. Nhưng khi đến đây suy nghĩ ấy tan biến, bởi Nam Đông quá gần thành phố Huế, chỉ mất hơn 1 tiếng đồng hồ chạy xe máy và chẳng thua kém gì ở các địa phương đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Em đã quyết định chọn Nam Đông để định cư lâu dài”.

 

Ông Trần Xuân Bình, Bí thư Huyện uỷ Nam Đông cho rằng: “Nam Đông vẫn còn nghèo, vẫn phải còn phấn đấu vươn lên nhiều hơn nữa. Một điều kiện rất thuận lợi cho chúng tôi khi mà tỉnh chọn Nam Đông là huyện điểm để xây dựng nông thôn mới. Hy vọng, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án; huy động tối đa nguồn lực của địa phương, quyết tâm xây dựng Nam Đông ngày càng giàu đẹp, diện mạo đô thị được khang trang và hiện đại hơn”.

Hoàng Trọng Bửu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lãng phí... Cồn Tè

Cồn Tè là vùng đất ngập mặn nằm cuối hạ lưu sông Hương thuộc xã Hương Phong (TP. Huế), đối diện với cửa biển Thuận An với cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.

Lãng phí  Cồn Tè
Cảng Chân Mây: Hai mươi năm xây dựng & trưởng thành

Những năm đầu của thập niên 90, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo đẩy nhanh việc tìm kiếm các địa điểm có thể xây dựng cảng nước sâu dọc theo duyên hải Việt Nam; đặc biệt chú ý việc tìm đầu ra cho các tỉnh miền Trung vốn không thuận lợi về giao thông đối ngoại. Nhóm chuyên gia của Phân viện Vật lý TP. Hồ Chí Minh gồm TS. Trương Đình Hiển, TS. Nguyễn Sỹ Hồng và kỹ sư Bùi Hữu Nghĩa đã tiến hành khảo sát một loạt địa điểm, trong đó có vịnh Chân Mây của Thừa Thiên Huế.

Cảng Chân Mây Hai mươi năm xây dựng  trưởng thành
Nâng cấp hồ đập phục vụ tích nước sản xuất

Hồ chứa nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngoài triển khai các giải pháp ứng phó khô hạn trước mắt, về lâu dài cần ưu tiên nguồn lực đầu tư sửa chữa, phục hồi các công trình hư hỏng và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi nhằm nâng cao năng lực khai thác nguồn nước.

Nâng cấp hồ đập phục vụ tích nước sản xuất
Hoàn thiện hệ thống cảnh báo trên lưu vực sông Hương

Dự án (DA) “Vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện” triển khai trên địa bàn tỉnh nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do mưa, lũ, thông qua việc thiết lập khung vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp, xây dựng dự báo, cảnh báo trên lưu vực sông Hương.

Hoàn thiện hệ thống cảnh báo trên lưu vực sông Hương

TIN MỚI

Return to top