ClockThứ Sáu, 13/12/2024 16:30

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

TTH - Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Tăng cường phối hợp để làm tốt công tác dân vậnPhát huy truyền thống vẻ vang 60 năm Bộ đội Biên phòng Phát hiện vật thể lạ trôi dạt vào bờ biển xã Quảng Ngạn

 Đoạn kè bờ biển qua xã Phú Thuận (Phú Vang) đang triển khai thi công

Sạt lở bờ biển diễn biến phức tạp

Những năm trở lại đây, tình hình sạt lở bờ biển ngày càng diễn biến phức tạp, gây nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều khu dân cư tập trung ở các địa phương vùng ven biển, đầm phá. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), dải cồn cát ven biển của tỉnh có chiều dài khoảng 90km, nằm xen giữa đồng bằng duyên hải, đầm phá bên trong và Biển Đông bên ngoài. Dãy đồi cát ven bờ chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam kéo dài từ xã Điền Hương (Phong Điền) đến đèo Hải Vân (Phú Lộc) với 21 xã, phường, thị trấn, dân số khoảng 138.000 người.

Hàng năm, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai và thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng phức tạp và dị thường, trên địa bàn tỉnh liên tục chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, nước biển dâng, làm cho tình trạng xâm thực, xói lở bờ, bồi lấp cửa biển diễn ra nghiêm trọng hơn. Số liệu của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho thấy, trung bình mỗi năm bờ biển ở một số khu vực trọng điểm bị xâm thực, xói lở sâu từ 5-7m và có nơi từ 10-15m, với chiều dài khoảng hơn 21/127km bờ biển của tỉnh.

Trong đó, sạt lở nặng khoảng hơn 10km tập trung tại các xã ven biển thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và TP. Huế, đe dọa, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản hơn 1.000 hộ dân của 21 xã, phường, thị trấn ven biển; đồng thời, uy hiếp đến dải cồn cát ven biển. Ngoài ra, một số khu vực có nguy cơ mở cửa biển mới, gây ảnh hưởng đến tuyến Quốc lộ 49B, cũng như các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến hệ sinh thái 22.000ha của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thông tin, hiện nay, tình hình sạt lở bờ biển Thừa Thiên Huế đang tiếp tục diễn biến phức tạp, có khoảng 14,5km bờ biển bị xói lở, xâm thực sâu từ 10-15m ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người dân, các công trình hạ tầng giao thông thiết yếu, khu du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử, tập trung các ở các địa phương. Trong đó, khu vực bờ biển xung yếu bị xói cần được xử lý khẩn cấp với chiều dài 10,5km.

Ngoài ra, cửa biển Thuận An bị bồi lấp, cần được tiếp tục nạo vét và xây dựng kè, mỏ hàn để ổn định luồng cảng, như: Xây dựng kè chắn cát phía bắc kéo dài ra phía biển dài khoảng 880m; xây dựng kè chắn cát phía nam kéo dài ra phía biển khoảng 950m; nạo vét luồng lạch rộng 60m dài hơn 2km.

Thi công đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ nhằm bảo vệ bờ biển Phú Thuận (Phú Vang) 

Đầu tư các đoạn xung yếu

Trên địa bàn tỉnh đang triển khai xây dựng 2 DA đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ, đoạn bờ biển qua địa bàn xã Phú Thuận (Phú Vang) với tổng chiều dài tuyến đê ngầm giảm sóng 1,1km, tổng chiều dài tuyến kè bờ hơn 1,2km, hệ thống 2 mỏ hàn 300m, do Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng Công trình NN&PTNT làm chủ đầu tư.

Trong đó, DA Xử lý sạt lở bờ biển đoạn qua 2 xã Phú Thuận, Phú Hải (Phú Vang) có tuyến đê ngầm giảm sóng dài 550m và tuyến kè bờ khoảng 360m, đến nay đã cơ bản hoàn thiện thi công. DA Kè chống sạt lở bờ biển đoạn qua thôn Tân An - Trung An - Xuân An, xã Phú Thuận có tuyến đê ngầm giảm sóng dài 550m và tuyến kè bờ 850m, hệ thống 2 mỏ hàn 300m, đến nay các đơn vị thực hiện đạt khoảng 50% giá trị hợp đồng; trong đó tuyến kè bờ đạt khoảng 85%, tuyến đê ngầm đạt khoảng 40%.

Trưởng phòng Kỹ thuật Ban QLDA Đầu tư xây dựng Công trình NN&PTNT, ông Lê Văn Mẫn cho biết, chủ đầu tư đang yêu cầu các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công trên công trường, thi công theo phân đoạn, khóa điểm dừng kỹ thuật phù hợp. Cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công, cán bộ giám sát của chủ đầu tư thường xuyên có mặt hàng ngày ở hiện trường để phối hợp tổ chức thi công, giám sát, kiểm tra và nghiệm thu các công việc. Quá trình thi công được tiến hành theo từng phân đoạn, từ chân kè lên đỉnh kè.

Ưu điểm của loại kè này nhằm ngăn chặn sự xói lở, xâm thực bờ biển, từng bước phục hồi đường bờ ven biển vốn có, hình thành bãi biển ổn định nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại khu dân cư tập trung, hình thành diện tích đất rừng phòng hộ ven biển, thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua đó, góp phần phát triển dịch vụ du lịch biển khu vực Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải.

Theo Sở NN&PTNT, từ năm 2014 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn của Trung ương, địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được khoảng 9,38/21km kè chống sạt lở bờ biển tại các đoạn xung yếu, nguy hiểm và ổn định cửa biển, với tổng kinh phí khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. Đánh giá của các cơ quan chức năng cho thấy, các công trình kè chống sạt lở bờ biển đã hoàn thành đang phát huy hiệu quả, góp phần ứng phó với thiên tai, giúp người dân ổn định cuộc sống. Hiện, UBND tỉnh đang chỉ đạo các địa phương, các ban ngành tiếp tục triển khai xử lý khẩn cấp các đoạn sạt lở bờ biển xung yếu qua các thôn Tân An - Trung An - Xuân An, với tổng kinh phí dự kiến khoảng 250 tỷ đồng.

Dù vậy, trong điều kiện khả năng cân đối ngân sách của tỉnh còn nhiều hạn chế, trong khi nguồn lực đầu tư để xây dựng kè chống sạt lở, ổn định bờ biển rất lớn nên nhiều dự án chưa thể triển khai. Nhằm hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra, hàng năm, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp bố trí tiêu vè, rào chắn, lắp dựng các biển cảnh báo tại các khu vực sạt lở nguy hiểm, chủ động di dời, sơ tán người dân, dự trữ vật tư dự phòng để xử lý khẩn cấp tạm thời khi có thiên tai xảy ra.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Ngày 13/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây phối hợp với Trường THPT Thừa Lưu (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) tổ chức hội thi “Rung Chuông vàng” tìm hiểu về lịch sử 80 năm của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 60 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Ban Chỉ đạo 35 tỉnh đã phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II - năm 2025. Đây là giải pháp để tiếp tục nâng cao khả năng tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiệu quả.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Return to top