ClockThứ Ba, 17/08/2021 18:42

Kịp thời đưa vốn đến doanh nghiệp khó khăn

TTH.VN - Chiều 17/8, Ban đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH) tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá công tác triển khai thực hiện chính sách cho vay người sử dụng lao động (NSDLĐ) để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố.

Chưa chạm “điểm nghẽn” của doanh nghiệpDoanh nghiệp thứ hai tiếp cận với gói vay trả lương lao độngGói vay vốn trả lương: Nới lỏng vẫn khó tiếp cận

Chủ trì hội nghị ở điểm cầu NHCSXH Việt Nam có ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực NHNN Việt Nam. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có sự tham dự của ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở ngành, NHNN và NHCSXH.

275 NSDLĐ được vay vốn gần 170,2 tỷ đồng

Điểm cầu Thừa Thiên Huế

Sau 1 tháng triển khai hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ, chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp cận, liên hệ với NSDLĐ nắm bắt nhu cầu vay vốn của trên 65.000 NSDLĐ, trong đó có 744 NSDLĐ có nhu cầu vay vốn để trả lương cho trên 60.000 NLĐ.

Đến nay, cả nước đã có 63/63 chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố chủ động tiếp cận với NSDLĐ, rà soát và hướng dẫn NSDLĐ lập hồ sơ đề nghị vay vốn và đã tiếp nhận được 295 hồ sơ đề nghị vay vốn của NSDLĐ với tổng số tiền là 173,5 tỷ đồng để trả lương cho gần 50.000 lượt NLĐ. Trong đó, toàn hệ thống NHCSXH đã thực hiện phê duyệt cho 275 NSDLĐ vay với số tiền gần 170,2 tỷ đồng để trả lương cho gần 49.000 lượt NLĐ.

Tại Thừa Thiên Huế, số lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại các đơn vị bắt buộc đang nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc do dịch COVID-19 là 8.283 lao động, trong đó: lao động ngừng việc là gần 6.000 lao động, nghỉ không lương là 2.305 lao động. NHCSXH tỉnh đã phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội; trực tiếp liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn để rà soát nhu cầu vay vốn. Đến nay, NHCSXH đã rà soát 84 doanh nghiệp, trong đó có 8 doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn, với 855 lao động bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 với số tiền là 10.385 triệu đồng. Hiện nay có 1 doanh nghiệp vay trả lương 1 tháng cho 5 lao động với số tiền là 19,6 triệu đồng; 2 doanh nghiệp đã hoàn thiện hồ sơ vay trả lương cho 143 lao động/1 tháng với số tiền là 429 triệu đồng.

Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương và các ban ngành liên quan rà soát, tổng hợp đối tượng, nhu cầu vay vốn của người sử dụng lao động theo Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường tuyên truyền

Các đại biểu tham dự ở các điểm cầu đều có chung ý kiến, dù các bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước và NHCSXH đã nỗ lực thực hiện Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23, tổ chức tuyên truyền sâu rộng, giải quyết hồ sơ, thủ tục nhanh nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn song quá trình thực hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Một số NSDLĐ thuộc lĩnh vực hoạt động vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng không cung cấp được “thông báo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020” theo quy định. Đơn vị hành chính sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, có sử dụng NLĐ theo hợp đồng lao động, có đóng bảo hiểm xã hội thường xuyên, nay phải ngừng việc cũng đề nghị được vay vốn NHCSXH để trả lương ngừng việc cho người lao động.

Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách đến người dân, doanh nghiệp

Tại hội nghị, các địa phương cũng kiến nghị nên sửa bỏ điều kiện “không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đến thời điểm đề nghị vay vốn”. Bởi dịch bệnh kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị, vì vậy điều kiện này sẽ gây khó khăn cho NSDLĐ tiếp cận chính sách của Chính phủ.

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định, chính sách cho vay NSDLĐ để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất là chính sách lớn của Chính phủ nhằm hỗ trợ khôi phục phát triển kinh tế trong tình hình dịch bệnh. Sau hơn 1 tháng triển khai, NHCSXH đã giải ngân 170 tỷ đồng cho NSDLĐ vay vốn là nỗ lực rất lớn của NHCSXH và sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ban ngành, địa phương.

Theo Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận. NHCSXH Việt Nam cần chỉ đạo chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố tập trung triển khai thực hiện chính sách cho vay NSDLĐ để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền phổ biến và nắm bắt nhu cầu vay vốn của NSDLĐ trên địa bàn, hướng dẫn NSDLĐ có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận chính sách nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả nhất.

Với đề nghị của các địa phương, Phó Thống đốc thường trực NHNN đề nghị Bộ LĐTB&XH đề xuất sửa đổi một số điều nhằm nới lỏng các điều kiện vay vốn, tuy nhiên phải giám sát, không để gặp khó khăn trong công tác thu nợ về sau. Với đề xuất sửa bỏ điều kiện “không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đến thời điểm đề nghị vay vốn” có thể điều chỉnh theo hướng, DN phát sinh có nợ xấu trước thời điểm dịch sẽ không thuộc đối tượng cho vay, còn các DN xuất hiện nợ xấu trong thời gian có dịch vẫn có thể vay vốn. Riêng thông báo quyết toán thuế cho DN năm 2020 có thể không cần thực hiện; các địa phương có thể tăng cường thêm một số nguồn vốn để hỗ trợ cho các DN gặp khó.

Ban điều hành NHCSXH các địa phương cần chủ động nắm bắt tình hình triển khai thực hiện của các địa phương, kịp thời báo cáo các Bộ, ngành liên quan đề xuất, kiến nghị tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực hiện theo thẩm quyền.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vay vốn mua nhà ở xã hội vẫn khó

Đầu tư phát triển nhà ở xã hội không chỉ góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, mà còn có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ an sinh xã hội, cũng như thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển nhà ở của tỉnh đến năm 2025. Tuy nhiên, việc người dân khó tiếp cận với chương trình vay vốn để mua các dự án nhà ở xã hội đang phần nào ảnh hưởng đến chương trình này.

Vay vốn mua nhà ở xã hội vẫn khó
Những nguyên nhân cần mổ xẻ

Tất cả các gói hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp (DN) đều nhằm hai mục đích: góp phần giải quyết khó khăn của DN, thông qua đó tác động đến phục hồi và phát triển kinh tế.

Những nguyên nhân cần mổ xẻ
Giải ngân vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù

Những khách hàng đầu tiên của chương trình vay vốn theo Quyết định 22/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù vừa được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh giải ngân. Chính sách này thể hiện tính nhân văn của Đảng và Nhà nước giúp người chấp hành xong án phạt tù có thêm cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.

Giải ngân vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù
Thủ tục vay vốn nhà ở xã hội cần được đơn giản

Cả chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ và người mua nhà các dự án này đều đang mong muốn tiếp cận chương trình vay vốn nhà ở xã hội với nhiều ưu đãi hơn.

Thủ tục vay vốn nhà ở xã hội cần được đơn giản

TIN MỚI

Return to top