ClockThứ Ba, 31/07/2018 08:17

Ký Bản Ghi nhớ nguyên tắc hoạt động của Trung tâm Hợp tác Việt Nam-Singapore

TTH.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý nội dung dự thảo "Bản Ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Singapore về các nguyên tắc hoạt động của Trung tâm Hợp tác Việt Nam - Singapore".

Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu nông sản lên 60 tỷ USD đến năm 2022Phát triển công nghiệp bền vững cần sự thay đổi chiến lược8 công trình tiêu biểu của đất nước được vinh danh

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ ký Bản Ghi nhớ với đại diện có thẩm quyền của Chính phủ Singapore.

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, Việt Nam và Singapore lập quan hệ ngoại giao ngày 1/8/1973. Trên chặng đường 45 năm qua, quan hệ hai nước đã phát triển mạnh mẽ. Tháng 9/2013, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Lý Hiển Long, hai bên đã ra Tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Hai bên đã tích cực triển khai các nội hàm của quan hệ Đối tác chiến lược và đã đạt những kết quả hết sức thực chất, đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, giao lưu nhân dân.

Về chính trị, hai bên thường xuyên trao đổi đoàn và tiếp xúc ở cấp cao và các cấp. Lãnh đạo hai nước có mối quan hệ thân thiết, được duy trì qua trao đổi cấp cao thường xuyên và qua các cuộc gặp tại các diễn đàn đa phương.

Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong những năm qua đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Hiện nay, Singapore là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trong ASEAN và thứ tám trên thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt tăng trưởng tốt cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tổng kim ngạch thương mại năm 2017 tăng 8,9% so với năm 2016, đạt 8,3 tỷ USD.

Đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam liên tục tăng. Singapore hiện là nhà đầu tư vào Việt Nam lớn nhất trong ASEAN và thứ ba trên thế giới. Tính đến hết tháng 5/2018, Singapore có 2.048 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư trị giá 43,53 tỷ USD. Đến nay, các doanh nghiệp Singapore đã đầu tư tại 48/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Trong thời gian tới, hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore có thể chứng kiến những xung lực mới. Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác với Singapore trong những lĩnh vực mà Singapore có thế mạnh, giúp gia tăng giá trị nhanh chóng và phát triển bền vững như số hóa nền kinh tế, áp dụng công nghệ cao, xây dựng Chính phủ kiến tạo, quy hoạch đô thị thông minh, dịch vụ thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng, dịch vụ logistic, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo...

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Return to top