ClockThứ Tư, 22/05/2019 14:44

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Cần những giải pháp chiến lược, tạo niềm tin trong nhân dân

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, sáng 22/5, các đại biểu thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.

Sáng nay 22/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về kinh tế-xã hộiĐBQH đề xuất Chính phủ nghiên cứu sau này có thể bỏ thi tốt nghiệp THPTĐại biểu kỳ vọng, Quốc hội thẳng thắn nhìn vào thực tiễn3.518 ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Quốc hội

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Quảng Bình, Quảng Nam thảo luận tại tổ. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Các đại biểu cho rằng, hiện nay, môi trường đầu tư kinh doanh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt giảm cơ chế xin cho, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển; lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn có những bước tiến rất quan trọng. Nổi bật là hiệu quả trong phong trào xây dựng nông thôn mới; tích cực ngăn ngừa sự bùng phát của dịch tả lợn châu Phi, trong khi dịch bệnh này đang diễn ra rất phức tạp trên thế giới.

Các đại biểu Quốc hội nhận định, nhiều vụ án lớn, quan trọng đã được xét xử kịp thời, nghiêm minh; công tác phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh, kiểm toán và các cơ quan chức năng đã chuyển nhiều vụ việc cho các cơ quan điều tra xử lý; an ninh quốc phòng được giữ vững; đối ngoại đạt nhiều thành tựu khi tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc tế... Những kết quả đó không chỉ thể hiện nỗ lực của chính phủ, các cấp, các ngành, mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Để giải quyết tốt các vấn đề xã hội, các đại biểu cho rằng, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; đồng thời các cơ quan chức năng phải có những giải pháp mang tính chiến lược, tạo niềm tin trong nhân dân.

Phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước

Phân tích những vấn đề "nóng" đang xảy ra mà dư luận xã hội rất quan tâm, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cho rằng, các cơ quan chức năng cần phát huy hơn nữa vai trò quản lý nhà nước, tránh tình trạng giải quyết theo phong trào. "Chúng ta cần đi trước một bước, có những phương án đề phòng chứ không nên để sự việc xảy ra rồi mới tìm hướng xử lý", đại biểu nêu ý kiến.

Đoàn đại biểu các tỉnh Bắc Ninh, Phú Yên, An Giang và Bạc Liêu thảo luận ở tổ. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu cho rằng, ý thức chấp hành pháp luật của người dân là then chốt để tạo sự chuyển biến trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, cũng như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhưng hiện nay còn rất hạn chế. Dân chủ là tốt nhưng phải gắn liền với kỷ cương, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Theo đại biểu, việc vi phạm luật giao thông, xả rác bừa bãi, hay những hành động lệch chuẩn vẫn diễn ra thường xuyên, nhưng chưa được xử lý nghiêm minh nên đã tạo những thành thói quen xấu.

"Tại sao người dân Việt Nam ra nước ngoài rất tuân thủ pháp luật nhưng khi trở về lại vẫn vi phạm, hay người nước ngoài sang Việt Nam cũng có hành vi coi thường pháp luật", đại biểu nêu quan điểm.

Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, đại biểu cho rằng, quan trọng là do quản lý nhà nước, xử lý vi phạm còn hạn chế. Hiện đã có những tín hiệu đáng mừng là nhiều vụ việc vi phạm đã được xử lý, nhưng mới mang tính tình thế chứ chưa có giải pháp mang tính chiến lược. Theo đại biểu, nhiều sự việc xảy ra nhưng chỉ khi báo chí phản ánh, cơ quan chức năng mới vào cuộc nên vẫn chưa đảm bảo tính công bằng trong việc thực thi pháp luật.

Cho rằng, pháp luật liên quan đến các vấn đề xã hội phải có tính khả thi và thực tiễn mới đem lại hiệu quả, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường lấy ví dụ hành động sàm sỡ phụ nữ mà chỉ bị phạt 200.000 đồng là không đủ răn đe, hay việc uống rượu sau khi lái xe gây tai nạn ở mức nhẹ chỉ bị phạt hành chính cũng không đem lại hiệu quả...

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Kạn), cho biết cử tri rất bất an trước những vấn đề đang diễn ra như đạo đức nhà giáo, lái xe gây tai nạn... Theo đại biểu, các lái xe vẫn thường xuyên được kiểm tra sức khỏe, nhưng tại sao vẫn xảy ra tình trạng lái xe sử dụng ma túy gây tai nạn nghiêm trọng, nên phải xem xét đến tính chính xác trong việc kiểm tra của cơ quan chức năng, hay có lỗ hổng nào dẫn đến sự thiếu sót. Đại biểu đề nghị các ngành liên quan cần thực hiện tốt công tác kiểm tra định kỳ, nhất là Bộ Y tế phải kiên quyết trong việc kiểm tra sức khỏe của lái xe... để hạn chế tối đa những sự việc đáng tiếc, giúp người dân yên tâm khi ra đường. 

Công khai kết quả xử lý vi phạm pháp luật

Phân tích những khó khăn trong việc xử lý các sự việc liên quan đến pháp luật, đại biểu Hầu Văn Lý (Hà Giang) cho biết, quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân trong việc chấp hành pháp luật còn hạn chế. "Chúng tôi rất khó chịu khi phải nghe điện thoại của người quen để xin xỏ khi vi phạm luật giao thông", ông Hầu Văn Lý nêu ý kiến.

Để hạn chế tình trạng tai nạn giao thông và nâng cao ý thức của người dân, đại biểu Hầu Văn Lý đồng ý với nhiều đại biểu khác trong việc nâng cao mức phạt, nhưng cũng cần xem xét mức độ vi phạm đến đâu để có chế tài xử lý công bằng, vì hành vi vô tình vi phạm luật giao thông khác với việc cố tình.

Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thảo luận ở tổ. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Về ý kiến cho rằng pháp luật đang chạy theo dư luận, đại biểu Hầu Văn Lý khẳng định không hẳn như vậy, mà việc xử lý các vụ án có hiệu quả hay không liên quan đến nhiều yếu tố. Ông Hầu Văn Lý cho biết, nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra, người nhà nạn nhân khởi kiện rất căng thẳng, nhưng vì lý do nào đó lại từ chối việc giám định tử thi, thậm chí còn rút đơn kiện, nên cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc đánh giá nguyên nhân, mức độ thương tích.

"Nhiều vụ án hòa giải xong, người nhà nạn nhân lại khởi kiện, nhưng nạn nhân đã hỏa thiêu thì chẳng còn chứng cứ gì để điều tra", đại biểu Hầu Văn Lý cho biết.

Nêu quan điểm về những vấn đề gây bức xức trong xã hội, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) cho biết, qua tiếp xúc cử tri, người dân rất quan tâm đến tình trạng tai nạn giao thông và những gian lận trong ngành giáo dục. Theo đại biểu, đa số cử tri yêu cầu cơ quan chức năng cần đánh giá được nguyên nhân gây ra những tình trạng trên và công bố công khai kết quả xử lý để tạo niềm tin trong xã hội.

Phân tích về việc xử lý gian lận trong thi cử, đại biểu Phan Thái Bình cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có phương án xử lý quyết liệt hơn chứ không thể buông lỏng như thời gian qua. "Đã gian lận là hủy luôn kết quả thi chứ không thể trừ đi điểm gian lận mà đủ điểm đỗ vẫn tiếp tục đi học được", đại biểu nêu ý kiến.

Để việc thực thi pháp luật đạt hiệu quả cao, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu đưa ra những giải pháp hữu hiệu, nhưng cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, cũng như trao thẩm quyền cho người thi hành công vụ, tránh trường hợp người thực thi pháp luật không bảo vệ được sự an toàn của chính mình khi rơi vào tình trạng nguy hiểm. "Nhiều trường hợp bị lâm tặc tấn công, nhưng cán bộ kiểm lâm dù có súng cũng không dám bắn do vướng những quy định của pháp luật".

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc Kỳ họp HĐND TP. Huế lần thứ 7, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Sáng 18/12, HĐND TP. Huế tổ chức Kỳ họp lần thứ 7, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH), an ninh quốc phòng, thu chi ngân sách năm 2023 và kế hoạch phát triển KT- XH năm 2024. Đồng thời xem xét, thông qua các dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án, dự án (DA) và một số nội dung quan trọng khác.

Khai mạc Kỳ họp HĐND TP Huế lần thứ 7, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Phú Vang thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội 2024

Ngày 14/12, HĐND huyện Phú Vang khai mạc kỳ họp thứ 7, HĐND huyện khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2016 để đánh giá tình hình kinh tế- xã hội (KT-XH), quốc phòng-an ninh (QPAN) năm 2023; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH, QPAN năm 2024 và thông qua một số nội dung quan trọng khác.

Phú Vang thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội 2024
Bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV

Sáng 2/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Kỳ họp thứ 10, (đợt 2) Quốc hội khóa XIV đã dành phút tưởng niệm cán bộ chiến sỹ đã hy sinh và người dân tử nạn trong đợt mưa lũ vừa qua tại miền Trung.

Bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV
Return to top