ClockThứ Tư, 06/10/2021 15:04

Kỹ năng lao động

Thực ra, ngay cả lao động phổ thông cũng đang thiếu, nói gì đến lao động có kỹ năng khi lực lượng lao động lớn từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và cả Hà Nội đã quay trở về quê để tránh dịch. Nguồn nhân lực lao động để tổ chức sản xuất đang là vấn đề nan giải của các doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất… để quay trở lại sản xuất, khi các biện pháp phong tỏa và giãn cách đã được nới lỏng. Nhất là khi việc phục hồi lại nền kinh tế, kích hoạt lại các hoạt động được đặt trong mục tiêu kép với việc kiểm soát và sống chung với COVID-19.

Tuy nhiên, áp lực của việc thiếu hụt nguồn nhân lực cũng đặt các doanh nghiệp trước yêu cầu của việc cần xây dựng một đội ngũ lao động có kỹ năng, để có thể vận hành lại guồng máy một cách tốt hơn, có chất lượng hơn. Đó cũng là bước đầu tư cho những kế hoạch phát triển mang tính bền vững, khi mà một người có thể tạo ra hiệu suất tốt hơn, nhiều giá trị tăng thêm trên phần việc mà trước đó, có thể là của 2-3 nhân lực, thậm chí là nhiều hơn con số đó.

Khoảng 6% tăng trưởng kinh tế thế giới mỗi năm, tương đương 5.000 tỷ đô la Mỹ có thể bị mất đi, do khoảng cách chênh lệch ngày càng tăng giữa kỹ năng của lực lượng lao động hiện tại với kỹ năng mà các doanh nghiệp cần để thích ứng với sự thay đổi liên tục của công nghệ và thị trường là điều mà ông Trương Anh Dũng - Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chia sẻ. Trong khi đó, phát triển kỹ năng lấy con người là trung tâm, có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới thêm từ 0,5% đến 2%/năm là một nghiên cứu được báo cáo tại Hội nghị kỹ năng nghề thế giới năm 2020. Điều này một lần nữa cho hay, không chỉ là những khả năng hỗ trợ trong công việc, thước đo mức độ chuyên môn, tay nghề, xử lý mà còn là năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để thu hút các nhà đầu tư.

Việc chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam tăng 13 bậc, góp phần tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh quốc gia so với năm 2018 theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2019 cũng đã cho thấy sự tiến triển trong đào tạo kỹ năng nghề cho lao động của Việt Nam. Điều này được ghi nhận khi tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 58,6% vào năm 2018, lên 65% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động có bằng hoặc chứng chỉ cũng tăng từ 22,2% năm 2018, lên 25% vào năm 2020. Năng suất lao động có tốc độ tăng trung bình 5,8%/năm. Trong mối liên hệ hẹp hơn, chỉ số đào tạo kỹ năng nghề cho lao động ở Thừa Thiên Huế trong năm 2019 tăng đến 28 bậc và xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố. 60% là tỷ lệ lao động được đào tạo làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn.

Chúng ta còn cần nỗ lực hơn nữa để cùng chung tay vượt qua đại dịch COVID-19 là lời kêu gọi của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong Thư kêu gọi nâng tầm kỹ năng lao động nhân ngày Kỹ năng lao động Việt Nam 4/10 vừa qua. Chủ tịch nước cũng kêu gọi mọi người không ngừng học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, liên tục sáng tạo để cải thiện năng suất và nâng cao hiệu quả lao động trong công việc, hướng đến mục tiêu góp phần đưa nước ta sớm chiến thắng dịch bệnh và thúc đẩy phát triển bền vững, thịnh vượng trong giai đoạn tới. 

Nguyễn Lê An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn

TIN MỚI

Return to top