ClockThứ Hai, 05/07/2010 19:52

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Tuân

TTH - Sáng 5/7, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Tuân, một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1, năm 1996). Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tới dự lễ kỷ niệm.

Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ngày 10/7/1910. Ông là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại, là hình ảnh một nhà văn bậc thầy, một nhân cách văn hóa mẫu mực. Nhà văn đã cống hiến cho nền văn học nước nhà một sự nghiệp văn học đồ sộ…

Xuất hiện trên văn đàn vào cuối thập niên 30 và đầu 40 của thế kỷ trước, Nguyễn Tuân đã khẳng định tên tuổi của mình ở một văn phẩm gần như thâu tóm và kết tinh mọi tinh hoa làm nên sự hoàn thiện và hoàn mỹ của một phong cách viết, đó là “Vang bóng một thời”

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, nhà văn Nguyễn Tuân tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Trong giai đoạn 1948-1958, nhà văn Nguyễn Tuân là Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam. Các tác phẩm chính sau cách mạng của ông là tập bút ký “Sông Đà” (1965), “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” (1972)…

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương Phùng Hữu Phú nhấn mạnh Nguyễn Tuân là một nhà văn bậc thầy, yêu nghề, một danh nhân văn hóa của Hà Nội.

Nhà văn cũng là một chiến sĩ tràn đầy nhiệt huyết, giàu lòng yêu nước. Đi theo Đảng từ sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia đoàn quân văn nghệ sĩ trong cuộc kháng chiến, có mặt trong đoàn quân Nam tiến…

Ghi nhớ công lao, đóng góp to lớn của nhà văn Nguyễn Tuân đối với sự nghiệp phát triển văn học Việt Nam, giáo sư-tiến sĩ Phùng Hữu Phú khẳng định cuộc đời gắn trọn với văn hóa, văn học cách mạng của nhà văn Nguyễn Tuân đã giúp làm phong phú, giàu có thêm nền văn học Việt Nam hiện đại…

Ông là một trong những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, văn nghệ. Ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước, nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa những cảm nhận tinh tế, những rung cảm về vẻ đẹp từng con người, mỗi góc phố, cửa ô Hà Nội vào văn học.

Các tác phẩm của ông là những tư liệu quý, những thước phim sống động và chân thực phản ánh chiều sâu văn hóa của đất Hà thành.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
220 năm quốc hiệu Việt Nam

“220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

220 năm quốc hiệu Việt Nam
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Return to top