Thế giới

Kỷ niệm 54 năm Ngày thành lập ASEAN: Quan hệ ASEAN-Hàn Quốc ngày càng quan trọng

ClockThứ Bảy, 07/08/2021 16:51
TTH.VN - Ngày mai, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kỷ niệm 54 năm Ngày thành lập của khối (8/8/1967 - 8/8/2021). Trong hơn nửa thế kỷ qua, các quốc gia thành viên ASEAN đã đẩy mạnh đối thoại và hợp tác đa phương.

Hàn Quốc và ASEAN đàm phán nâng cấp FTAHàn Quốc tìm kiếm sự ủng hộ cho nỗ lực hòa bình trên Bán đảo Triều TiênASEAN ủng hộ nỗ lực thiết lập hòa bình vĩnh viễn trên Bán đảo Triều Tiên

ASEAN và Hàn Quốc trở thành các đối tác kinh tế không thể thiếu của nhau. Ảnh: Internet

Hòa mình vào tiến trình toàn cầu hóa, nhiều quốc gia ASEAN đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đưa khu vực vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, toàn cầu hóa đã dần mất đi động lực. Song song đó, sự xuất hiện của COVID-19 đã tiếp tục khuếch đại xu hướng này khi tạo thêm cơ sở cho chủ nghĩa bảo hộ. Hơn nữa, các bùng phát đại dịch COVID-19 mới gần đây và việc triển khi tiêm chủng chậm đã làm trì hoãn sự phục hồi kinh tế vốn rất được kỳ vọng ở Đông Nam Á.

Trong bối cảnh đó, quan hệ ASEAN-Hàn Quốc càng trở nên quan trọng hơn trong việc duy trì thương mại tự do và cởi mở, đồng thời tạo sự kết nối ở nhiều cấp độ - những yếu tố đóng vai trong quan trọng đối với sự phát triển bền vững và thịnh vượng của khu vực.

Theo bài phân tích trên Straitstimes, mặc dù còn nhiều bất ổn và thách thức, nhưng triển vọng hợp tác bền chặt hơn và sâu sắc hơn giữa ASEAN và Hàn Quốc vấn rất tươi sáng. 

Thứ nhất, cam kết hợp tác mạnh mẽ tiếp tục đóng vai trò là động lực chính trong việc tăng cường quan hệ đối tác ASEAN-Hàn Quốc. Trong 3 thập kỷ qua, ASEAN và Hàn Quốc đã phát triển thành các đối tác kinh tế không thể thiếu của nhau. Tính đến thời điểm hiện tại, ASEAN là đối tác thương mại và điểm đến đầu tư lớn thứ hai của Hàn Quốc.

Trên thực tế, quan hệ thương mại mạnh mẽ đã khiến khối lượng thương mại ASEAN-Hàn Quốc chỉ giảm 5% trong năm 2020, trong thời điểm khi đại dịch bùng phát.

Thứ hai, ASEAN và Hàn Quốc có chung chí hướng trong các chính sách hướng ngoại và điều này tạo nền tảng vững chắc cho sự hợp tác bền vững. Dựa trên các chính sách chú trọng vào xuất khẩu, được hỗ trợ bởi các cải cách kinh tế, Hàn Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu đáng kể, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Hai bên cũng sẵn sàng hợp tác cùng nhau, không chỉ trong việc xây dựng lại tốt hơn mà còn trong việc thúc đẩy đổi mới và công nghệ tương lai, hướng tới nền kinh tế cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR).

Thứ ba, ASEAN và Hàn Quốc có chung triết lý coi trọng con người. Cả Cộng đồng ASEAN và Chính sách Phương Nam Mới của Hàn Quốc đều ưu tiên yếu tố con người trong các nỗ lực xây dựng cộng đồng. Việc chú trọng vào con người này đã tạo điều kiện cho sự tương tác và giao tiếp nhiều hơn giữa các cơ sở của hai bên, từ đó cho phép hiểu biết lẫn nhau sâu sắc hơn, đối thoại nhiều mặt hơn và toàn diện hơn.

Vẫn còn những thách thức

Tuy nhiên, mặc dù có nhiều khía cạnh tích cực trong quan hệ ASEAN-Hàn Quốc, vẫn còn đó những thách thức, trong đó thách thức quan trọng nhất là sự bất cân xứng hiện có giữa ASEAN và Hàn Quốc.

Trong những năm qua, nhiều quốc gia thành viên ASEAN đã bày tỏ lo ngại về tình trạng mất cân bằng thương mại ngày càng tăng với Hàn Quốc. Do đó, cần tăng cường nỗ lực để thúc đẩy mở rộng thương mại cân bằng hơn.

Theo một cách nào đó, “Làn sóng Hallyu” Hàn Quốc đã truyền cảm hứng cho nhiều thanh niên ASEAN tìm kiếm tương lai ở Hàn Quốc. Hiện tại, có hơn 64.000 sinh viên Đông Nam Á hiện đang theo học tại các trường đại học của Hàn Quốc. Tuy nhiên, số lượng sinh viên Hàn Quốc đến Đông Nam Á với mục đích theo đuổi việc học vẫn còn khá ít.

Mặc dù ASEAN là điểm đến du lịch ưa thích nhất của người Hàn Quốc, nhưng cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để tạo ra “Làn sóng ASEAN” - nghĩa là thúc đẩy sự quan tâm và hiểu biết rộng rãi hơn về ASEAN và văn hóa Đông Nam Á ở Hàn Quốc.

Quan trọng hơn, tác giả bài phân tích cho rằng Hàn Quốc cần tăng cường đáng kể quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu. Theo ông, tăng cường hợp tác trong các vấn đề toàn cầu, chẳng hạn như đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu, đồng thời hội tụ nhiều hơn trên mặt trận chiến lược sẽ mang lại cho quan hệ đối tác ASEAN-Hàn Quốc một nền tảng vững chắc hơn và phù hợp hơn trong các vấn đề khu vực.

Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc, hai bên đã cùng nhau thành lập Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc từ năm 2009 nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và văn hóa xã hội giữa 10 nước thành viên ASEAN và Hàn Quốc. Trong những năm qua, trung tâm đã có nhiều nỗ lực nhằm giải quyết và cải thiện những bất cân xứng trong quan hệ ASEAN-Hàn Quốc.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

Sáng 20/4, Trường cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm việc, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top