ClockThứ Hai, 03/12/2018 14:27

Kỷ niệm ngày quốc tế người khuyết tật (3/12)

TTH.VN - Vào năm 1992, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố xác nhận ngày 3/12 hằng năm là ngày quốc tế người khuyết tật.

Pháp lo lắng vì các ca trẻ ra đời khuyết tật phần chi trênThế giới kỷ niệm ngày quốc tế ngôn ngữ ký hiệuChuyên gia Mỹ: Việt Nam có quyết tâm cao nhằm bảo vệ quyền lợi của người khuyết tậtNhật Bản yêu cầu các hãng hàng không tăng cường hỗ trợ người dùng xe lăn

Thế giới nỗ lực vì sự phát triển của người khuyết tật. Ảnh: UN

Sự kiện được đưa ra nhằm thúc đẩy quyền và lợi ích của người khuyết tật trong mọi lĩnh vực của xã hội, đồng thời phát triển và nâng cao nhận thức về tình trạng của người khuyết tật trong mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa.

Được xây dựng trên nhiều thập kỷ Liên Hiệp quốc hoạt động trong lĩnh vực khuyết tật, Công ước về quyền của người khuyết tật được thông qua vào năm 2006 đã và đang nâng cao hơn nữa quyền và lợi ích của người khuyết tật trong chương trình phát triển bền vững 2030 và các khuôn khổ kế hoạch phát triển mang tầm vóc quốc tế khác.

Vào năm 2018, chủ đề của ngày quốc tế người khuyết tật sẽ là: Trao quyền cho người khuyết tật và đảm bảo tính toàn diện, bình đẳng. Chủ đề tập trung vào việc trao quyền cho người khuyết tật để tham gia vào một xã hội hòa nhập, phát triển, bền vững. Đây được xem là một phần của chương trình phát triển bền vững 2030 với cam kết sẽ không bỏ lại ai phía sau. Chủ đề được đưa ra với nhận định tất cả mọi người, kể cả người khuyết tật đều có thể tham gia vào tiến trình chung tay hành động vì phát triển bền vững và toàn diện, thúc đẩy xã hội phù hợp cho tất cả.

Đan Lê (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Return to top