Giáo dục Tuyển sinh
Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sẽ cần nhiều thay đổi trong chấm thi
Giải pháp chấm thi tập trung theo cụm và tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò giám sát, thanh, kiểm tra của Bộ GD-ĐT và trách nhiệm đối với các Hội đồng thi sẽ là những thay đổi căn bản trong công tác chấm thi tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.
- » Xét tuyển đại học 2018 không thể công bằng nếu có điểm 10 gian dối
- » Phát hiện sai phạm nghiêm trọng trong chấm thi ở Hà Giang
- » Từ vụ việc ở Hà Giang: Chỉ nên thi để xét tốt nghiệp cho học sinh yếu
- » 42 bài thi bất thường môn văn ở Sơn La thay đổi điểm sau chấm thẩm định
- » Điểm thi và phúc khảo đúng với kết quả thi
GS.TS. Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân ủng hộ việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia đến hết năm 2020.
Tại hội nghị Tổng kết năm học 2017 - 2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) tiếp tục lắng nghe đóng góp của các chuyên gia, đồng thời đưa ra các giải pháp trong chấm thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia năm tới.
Chia sẻ tại Hội nghị, GS.TS. Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân khẳng định ủng hộ việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia đến hết năm 2020.
Tuy nhiên, với tư cách là một trường tuyển sinh quy mô lớn, phần lớn phương thức tuyển sinh dựa và kết quả kỳ thi THPT quốc gia, theo GS.TS. Trần Thọ Đạt, đề thi tốt phải đảm bảo được sự phân hóa nhất định. Vì vậy, bộ phận ra đề thời gian tới cần nghiên cứu kỹ phổ điểm, có bộ phận thử nghiệm.
Đặc biệt, cần có sự tham gia của các trường đại học trong việc ra đề, tuy nhiên việc các trường tham gia ở mức nào thì cần bàn kỹ hơn.
Để có thể chặt chẽ hơn về công tác chấm thi, Bộ GD-ĐT cần tổ chức chấm chéo hoặc tổ chức chấm theo cụm. Bài thi trắc nghiệm phải có sự cải thiện về mặt công nghệ thông tin.
Tiếp thu ý kiến của đại diện các trường đại học và nhiều chuyên gia trước đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứu tuyển sinh giáo dục đại học, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, khắc phục tình trạng chạy theo thành tích trong giáo dục, giảm áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội.
Theo đó, rà soát, đánh giá nghiêm túc, xử lý kịp thời những tiêu cực và hạn chế bất cập xảy ra trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để rút kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo thi.
Tiếp tục bổ sung ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi đáp ứng tốt hơn mục đích, yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia.
Hoàn thiện phần mềm chấm thi theo hướng tăng cường tính bảo mật, ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong chấm thi.
Hiện nay, công tác chấm thi THPT quốc gia do Sở GD-ĐT chủ trì và có sự tham gia giám sát của các trường đại học cho thấy còn những sơ hở trong quản lý, giám sát. Vì vậy, thay đổi đặc biệt quan trọng là cải tiến phương thức tổ chức chấm thi theo hướng chấm tập trung theo các cụm và tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò giám sát, thanh, kiểm tra của Bộ GD-ĐT và trách nhiệm đối với các Hội đồng thi.
Trước đó, lãnh đạo Bộ GD-ĐT thừa nhận kỳ thi THPT quốc gia 2018 có nhiều hạn chế. Đề thi chưa phù hợp với kỳ thi THPT quốc gia, đề thi khó hơn với năm trước, khó hơn so với yêu cầu thi THPT; phần mềm chấm trắc nghiệm đã được hoàn thiện một bước, cơ bản đáp ứng yêu cầu chấm thi. Tuy nhiên, còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi. Trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi, vai trò giám sát của Bộ GD-ĐT trong tất cả các khâu tổ chức thi tại địa phương, cũng như trách nhiệm của địa phương trong việc tổ chức thi chưa thật đầy đủ để xảy ra tình trạng tiêu cực và gian lận có tổ chức tại một số Hội đồng thi, gây tâm lý lo ngại trong học sinh và dư luận xã hội. Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng cho biết, trước những sai phạm trong chấm thi ở Hà Giang, Sơn La… Bộ GD-ĐT đã đề nghị Trưởng Ban chỉ đạo thi các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc rà soát, đánh giá quy trình tổ chức thi tại địa phương nhất là khâu coi thi, chấm thi; trong quá trình rà soát, nếu phát hiện sai phạm, kịp thời báo cáo Bộ GD-ĐT và căn cứ tình hình cụ thể có thể đề nghị cơ quan công an phối hợp, điều tra làm rõ trách nhiệm của tổ chức cá nhân có liên quan, xử lý theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo khách quan, công bằng cho các thí sinh. |
Theo Báo Tin tức
- Quan tâm đến chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT (06/07)
- Sớm đưa Đại học Huế thành Đại học Quốc gia (06/07)
- 13.365 thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (06/07)
- PGS.TS Lê Anh Phương được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Đại học Huế (06/07)
- Thi THPT 2022: Giữ tâm lý vững vàng trong phòng thi (05/07)
- Cân nhắc khi chọn tổ hợp môn học lựa chọn (05/07)
- Các trường hợp thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2022 (04/07)
- Tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022 (04/07)
-
Tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Ngày hội áo dài cộng đồng dành cho học sinh tiểu học
- Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM của hai bạn trẻ
- Trắc trở khi phổ cập bơi cho học sinh
- Môn chính và môn phụ
- Thi tốt nghiệp THPT 2022: Tổ hợp khoa học xã hội chiếm ưu thế
- Không thể thả nổi giá sách giáo khoa
-
Trường ĐH Nông Lâm trao bằng cho 652 tân kỹ sư và bác sĩ thú y
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm
- Tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022
- Rớt trường công, hàng nghìn học sinh chọn học trường nghề
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
- Tuyển sinh đại học 2022: “Khởi động” cùng thí sinh
- Các trường hợp thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2022