Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh 2016: Nên để các trường tự chủ?
TTH.VN - Các trường đại học góp ý, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên rút ngắn thời gian và giao trọn vẹn quyền tự chủ cho các trường.
Giao kỳ thi THPT quốc gia cho địa phương tổ chức, cho học sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 trước khi thi THPT quốc gia, bỏ ngưỡng điểm xét tuyển đại học, cao đẳng… Đó là ý kiến góp ý của lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng về kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016.
Theo lãnh đạo các trường, kỳ thi THPT quốc gia năm nay đã đạt được một số thành công như giảm bớt một kỳ thi, giảm tốn kém cho xã hội, cung cấp dữ liệu để các trường đại học, cao đẳng xét tuyển. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi và xét tuyển còn bộc lộ một số bất cập cần được điều chỉnh trong những năm tới.
![]() ![]() |
Cụ thể, đối với kỳ thi THPT quốc gia, một số ý kiến cho rằng, không nên tổ chức 2 cụm thi như năm nay mà nên giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, để học sinh không phải di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Giáo sư Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường Đại học dân lập Hải Phòng nói: “Nên chăng không để cho thí sinh rời nơi này đến nơi khác, tất cả đều thi ở tỉnh mình, còn tổ chức như thế nào đó là việc của Sở kết hợp với các trường đại học. Vì bây giờ không tỉnh nào lại không có trường đại học. Điều đó cũng nói lên là chúng ta rất tin vào Sở ở chỗ dạy từ lớp 1 đến lớp 12, làm thêm trách nhiệm tổ chức thi sao cho công bằng, đánh giá khách quan, tốt. Như vậy chúng ta có thể tiết kiệm được nhiều mặt”.
Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong kỳ thi này đó là ra đề thi và tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát các cụm thi, khâu chấm thi để đảm bảo công bằng.
Đối với xét tuyển đại học, cao đẳng, theo TS Huỳnh Ngọc Hào, Hiệu trưởng Trường Đại học Quang Trung (tỉnh Bình Định), Bộ Giáo dục- Đào tạo nên quy định điểm xét tuyển với những trường top trên, để tạo nguồn tuyển cho các trường top giữa và top dưới. Thí sinh cũng sẽ biết điểm xét tuyển của các trường để nộp hồ sơ, giảm bớt được hồ sơ ảo và tránh được tình trạng rút và nộp hồ sơ ở các trường top đầu: “Ngoài sự kiểm soát của Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định các ngưỡng đầu vào, đã phân tầng đại học chúng ta nên cho các trường tự chủ hơn nữa trong vấn đề tuyển sinh. Bộ GD&ĐT nên hướng đến là kiểm soát đầu ra của các trường hơn là kiểm soát đầu vào của các trường đại học”.
Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Bao, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc nên cho thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng nguyện vọng 1 trước khi diễn ra kỳ thi. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng thí sinh chọn trường theo điểm thi thay vì chọn trường theo sở thích, năng lực như năm nay.
Một số ý kiến cũng kiến nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo nới rộng điểm ngưỡng xét tuyển đại học và cao đẳng để tạo thêm nguồn tuyển cho bậc học này, cho phép các trường tuyển sinh 2 đợt trong 1 năm thay vì chỉ 1 đợt như hiện nay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bớt đi một kỳ thi cũng nên rút ngắn thời gian, giao trọn vẹn quyền tự chủ cho các trường đại học. Bộ chỉ giữ trách nhiệm ban hành quy chế, thanh tra, kiểm tra, duyệt chỉ tiêu tuyển sinh để phù hợp với nhu cầu nhân lực các ngành nghề./.
Minh Hường/VOV – Trung tâm Tin
- Rớt trường công, hàng nghìn học sinh chọn học trường nghề (02/07)
- Trường ĐH Nông Lâm trao bằng cho 652 tân kỹ sư và bác sĩ thú y (01/07)
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế (01/07)
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng (01/07)
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 (30/06)
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm (30/06)
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu (30/06)
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp: Hiệu quả nhưng chưa thể nhân rộng (29/06)
-
Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Ngày hội áo dài cộng đồng dành cho học sinh tiểu học
- Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM của hai bạn trẻ
- Trắc trở khi phổ cập bơi cho học sinh
- Môn chính và môn phụ
- Thi tốt nghiệp THPT 2022: Tổ hợp khoa học xã hội chiếm ưu thế
- Không thể thả nổi giá sách giáo khoa
- Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả
-
Xây dựng đại học số, cần vượt nhiều thách thức
- “Cửa’’ vẫn rộng cho học sinh trượt lớp 10 công lập
- Không giữ tài khoản, mật khẩu và không làm thay thí sinh khi đăng ký xét tuyển đại học
- Tăng học phí: Gia tăng đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo?
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Trao 100 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp: Hiệu quả nhưng chưa thể nhân rộng
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu