Thế giới

Kỹ thuật số hóa thương mại Nhật Bản và ASEAN

ClockChủ Nhật, 16/08/2020 09:16
TTH.VN - Trong một động thái nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN và thúc đẩy số hóa các thủ tục thương mại, chính phủ Nhật Bản và một tập đoàn gồm 20 công ty lớn nhất đất nước đã giới thiệu một nền tảng số để quản lý và tích hợp thông tin giao dịch thương mại.

Đông Nam Á: Số lượng người tiêu dùng trực tuyến sẽ đạt 310 triệu vào cuối năm nayTây Ban Nha đầu tư 15 tỷ euro vào chuyển đổi kỹ thuật sốAPEC kêu gọi các doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi kỹ thuật sốSách trắng thương mại Nhật Bản kêu gọi hợp tác kỹ thuật số chặt chẽ hơn với ASEANIndonesia đặt mục tiêu phát triển kỹ thuật số cho 10 triệu doanh nghiệp MSME

Ảnh minh họa: Internet/Tài Chính

Kế hoạch được đưa ra khi khi ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Nhật Bản, sau Trung Quốc và Mỹ.

Việc chạy thử hệ thống mới dựa trên công nghệ blockchain sẽ bắt đầu vào mùa thu năm nay tại Việt Nam – Chủ tịch ASEAN năm 2020 và sau đó sẽ được mở rộng cho 9 thành viên khác của khối thương mại ASEAN.

Hiện tại, hầu hết các thông tin liên quan đến các lô hàng, thanh toán, bảo hiểm... đều được thực hiện và dựa trên giấy tờ, cũng như sử dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Nền tảng mới của Nhật Bản được tạo nên sẽ khắc phục những nhược điểm của cách giao dịch và quản lý cũ, hướng đến mục đích thống nhất các tiêu chuẩn hồ sơ và giảm chi phí cũng như giảm thời gian cần thiết để xử lý các thủ tục xuất nhập cảnh.

Kế hoạch này được xem là một phần của sáng kiến tổng thể của Nhật Bản nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất, cùng lúc giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng trong tương lai. Ngoài ra, nền tảng số này cũng nằm trong các biện pháp thuộc gói kích cầu do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công bố hồi đầu tháng 4 vừa qua.

Cụ thể, gói kích thích khổng lồ trị giá 108 nghìn tỷ Yen (992 tỷ USD) bao gồm một quỹ hỗ trợ kinh tế trị giá khoảng 2,4 tỷ USD để tài trợ cho các doanh nghiệp trong nước chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về Nhật Bản, hoặc chuyển sang các nước Đông Nam Á.

Không chỉ mang lại lợi ích cho Nhật Bản, hệ thống mới cũng mang lại lợi ích cho cả ASEAN. Tích hợp kỹ thuật số sẽ thúc đẩy và tăng tốc độ phát triển thương mại, tăng trưởng nội khối, đồng thời có thể kích thích sự gia tăng GDP cho khối ASEAN từ mức 800 tỷ USD lên thành 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025.

Theo số liệu của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tổng hợp, thương mại giữa Nhật Bản và ASEAN đạt 214 tỷ USD trong năm 2019, giảm so với mức 226,5 tỷ USD ghi nhận vào năm 2018. Trong đó nhập khẩu đạt 108 tỷ USD, vượt nhẹ so với xuất khẩu đạt 106 tỷ USD.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Return to top