ClockThứ Tư, 14/12/2016 09:43

Ký ức hào hùng về Ngày toàn quốc kháng chiến

Hình ảnh những chiến sĩ cảm tử quân Hà Nội quyết tử để Tổ quốc quyết sinh mãi mãi ghi tạc vào lịch sử Thủ đô và đất nước.

Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh

Cách đây 70 năm, đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc khi thực dân Pháp quyết tâm quay trở lại cướp nước ta lần nữa, ngày 18, 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp, quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước nhất tề đứng lên chống thực dân Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc.

Đáp ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc ta muôn người như một chung sức, đồng lòng, nêu cao ý chí quyết tâm sắt đá, chống giặc giữ nước. Phát huy hào khí Thăng Long, quân dân Thủ đô đã anh dũng đứng lên, nổ súng, mở màn cuộc kháng chiến toàn quốc vĩ đại của dân tộc với tinh thần "quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".

Người chiến sĩ ôm bom ba càng sẵn sàng “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Ảnh tư liệu

Đúng 20h3 ngày 19/12/1946, tiếng súng từ pháo đài Láng phát ra báo hiệu cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Cùng với Hà Nội, nhân dân ở nhiều thành phố, thị xã trong cả nước đã anh dũng tấn công địch, làm chậm bước tiến của chúng, loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

Thủ đô Hà Nội ngày ấy “Mỗi ngôi nhà là một pháo đài, mỗi đường phố là một chiến tuyến, mỗi người dân là một chiến sỹ”, nhân dân Thủ đô không quản ngại hy sinh, gian khổ ngày đêm lập những chiến lũy trên đường phố Hà Nội để ngăn cản bước tiến quân thù.

Mặc dù lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ nhưng đồng bào và chiến sỹ Thủ đô đã chiến đấu anh dũng, giam chân kẻ thù suốt 60 ngày đêm, tạo điều kiện để Trung ương Đảng, Chính phủ rút về khu an toàn, tản cư được phần lớn nhân dân, đưa một khối lượng lớn máy móc, thiết bị công nghiệp lên chiến khu góp phần cho cả nước chuẩn bị chủ động bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Thắng lợi của quân và dân ta trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến mà tiêu biểu là Thủ đô Hà Nội là sự cổ vũ rất lớn để quân và dân ta liên tiếp đánh thắng thực dân Pháp làm nên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn thương lượng và ký Hiệp định Geneva, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Năm nay đã gần 90 tuổi, nhưng ông Nguyễn Tiến Năng (cựu thanh niên xung phong thời kỳ chống Pháp) vẫn nhớ như in những ngày tháng hào hùng cùng dân tộc. Ông tham gia từ ngày đầu của cuộc chiến đấu 60 ngày đêm “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, cùng đồng đội chiến đấu ác liệt với quân thù trong lòng Hà Nội, giành giật với kẻ thù từng ngôi nhà, từng ngõ phố, làm thất bại âm mưu của địch. Bây giờ chứng kiến Hà Nội đổi thay, đẹp hơn từng ngày, ông càng thấy vui hơn, hạnh phúc hơn rất nhiều.

Lời thề độc lập

Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, sau Cách mạng tháng Tám, ông là Trung đội trưởng Đội Tự vệ chiến đấu cứu quốc Hà Nội. Ông vinh dự cùng đơn vị tham gia bảo vệ Lễ đài trong ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), trực tiếp được nghe Bác Hồ đọc lời Tuyên ngôn độc lập và giơ tay thề. 

Mang theo lời thề độc lập trong trái tim đi vào hai cuộc kháng chiến, cho đến ngày thống nhất đất nước năm 1975, những người lính như ông ôm nhau trào nước mắt. Trung tướng Phạm Hồng Cư tự hào đã cùng với toàn dân hoàn thành lời thề độc lập và ông mong thế hệ ngày nay phải giữ gìn, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Những ngày tháng chiến đấu chống thực dân Pháp với những người lính, cựu thanh niên xung phong là thời gian ý nghĩa nhất khi được cống hiến sức lực, tuổi trẻ để bảo vệ Thủ đô, bảo vệ thành quả cách mạng. 

Bí thư Hoàng Trung Hải gặp mặt đại biểu cựu Chiến binh, cựu Thanh niên xung phong trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp và đại diện gia đình chính sách trên địa bàn Thủ đô

Với trung tướng Lê Thành, kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến là dịp để ôn lại và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tưởng nhớ và tri ân đến đồng bào, đồng chí, trong đó có gần 15.000 anh hùng liệt sĩ công an nhân dân đã hy sinh và hơn 20.000 cán bộ công an đã để lại một phần thân thể nơi chiến trường.

Mặc dù tuổi cao, sức khỏe đã giảm, nhưng với trách nhiệm là công dân Thủ đô, các tướng lĩnh công an, đang cùng với lực lượng công an hưu trí Thủ đô là chỗ dựa vững chắc, là cầu nối chặt chẽ giữa các cấp ủy cơ sở với nhân dân, cùng các đồng chí đương chức quyết tâm giữ gìn an ninh trật tự, giữ gìn cuộc sống bình yên của nhân dân.

Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu cựu Chiến binh, cựu Thanh niên xung phong trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp và đại diện gia đình chính sách trên địa bàn Thủ đô vừa diễn ra tại Hà Nội vừa qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, cuộc chiến đấu ngoan cường 60 ngày đêm giam chân địch ở Hà Nội là khoảng thời gian tuy không dài nhưng tầm vóc và cuộc chiến đấu lịch sử mùa đông năm 1946 mãi mãi là niềm tự hào, là bản anh hùng ca về ý chí quật cường, tinh thần gan dạ dũng cảm, sáng tạo, là bài học vô cùng quý báu về sự kết hợp tài tình tinh thần yêu nước với nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta và ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hình ảnh những chiến sĩ cảm tử quân Hà Nội quyết tử để Tổ quốc quyết sinh mãi mãi là biểu tượng bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ghi tạc vào lịch sử Thủ đô và đất nước.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cán bộ cấp chiến lược là tầng lớp "tinh hoa" của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ngày 13/3/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo với chủ đề: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Cán bộ cấp chiến lược là tầng lớp tinh hoa của đất nước
Chầm chậm tháng Ba

Tháng Ba, đôi khi mình muốn ngồi thật lâu dưới một tán cây. Những dải nắng trùng trình rọi qua vòm lá rậm, rắc mật lên bờm hoa mê mướt tím, đậu lại trên đôi cánh bầy sẻ đang mổ vào hư vô. Màu xanh ngợp đầy của lá tràn vào lồng ngực tháng Ba, như thôi thúc người ta hoài vọng về một quãng đồng mùa con gái, một cánh rừng rộng đến mộng mị, hay ấp ủ chiêm bao trong mảnh vườn tuổi nhỏ. Lứa gió đầu xuân hãy còn hây hẩy, nhu mì, nhón tay mở những cánh cửa tỉnh thức, thả bầy ý nghĩ đi rong. Giữa quãng vắng tưởng như bất động, mình ngồi đợi những xa xôi quay về.

Chầm chậm tháng Ba
Tìm hiểu đất nước Hàn Quốc qua cuộc thi hùng biện

Chiều 27/2, Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế phối hợp với tỉnh Gyeongsangbuk-do, Đại học Deagu Catholic, Quỹ giao lưu văn hóa, nghệ thuật Gyeongbuk, Đại học Yeungnam, Hàn Quốc tổ chức cuộc thi hùng biện tiếng Hàn Gyeongsangbuk-do năm 2024.

Tìm hiểu đất nước Hàn Quốc qua cuộc thi hùng biện
Ký ức rồng xanh

Ấn tượng về rồng sớm nhất trong tôi mà đến nay còn lưu giữ, là con rồng ở đình làng; ngôi đình được xây dựng lại. Sợ chiến tranh tàn phá, xã mang sắc bằng, kèo cột cất giấu trong làng. Tôn tạo lại đình tuy nhỏ hơn song vẫn mang dáng vóc ngày xưa. Tôi nhớ câu thơ truyền trong dân gian mà mấy cụ đọc lại về ngôi đình bị hư hại bởi đạn bom, trước lúc nó được tháo dỡ đem cất: “Đình làng nay không rồng bay phượng múa/ Đứng trụi trần như bốt gác đầu thôn…”.

Ký ức rồng xanh
Ký ức mặn nồng & rực đỏ

Té ra cái vùng Ngũ Điền từng rất khổ, rất xa, rất khó khăn nhiều bề quê tôi có khá đông người làm nghề viết, cả văn và báo. Trong đó có anh bạn trẻ, phóng viên Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế, giờ “trở chứng”, toàn viết trên trang facebook của mình về kỷ niệm, tập hợp lại, in tới mấy cuốn sách hót hòn họt. Toàn thời đói khổ mà vui.

Ký ức mặn nồng  rực đỏ
Return to top