ClockThứ Bảy, 04/12/2021 20:45

Ký ức mưa

Yêu thêm cuộc đờiNiềm vui

Ngày ấy, biết bao bỡ ngỡ khi tôi bước chân đến vùng đất phương Nam đầy nắng và gió. Miền sông nước bốn mùa hoa thơm trái ngọt. Thú vị biết bao, khi chèo xuồng trên các con kênh ngắm nhìn hoàng hôn trên ruộng lúa, lắng nghe tiếng gió rừng xạt xào, mùi hương tràm thoang thoảng; nghe những làn điệu dân ca mà lòng gợn lên nỗi buồn man mác. Và cũng từ nơi đây, tôi đã quen em - cô gái miền Tây hiền lành, chất phác… Vì nhiều lý do khác nhau, em đã bỏ lên Sài Gòn lập nghiệp. Chúng tôi đành phải chia tay, nhưng trong lòng vẫn nhiều lưu luyến, vấn vương.

Một thời gian sau, tôi được chuyển công tác để về Huế. Từ miền Tây đến Sài Gòn, tôi mong tìm gặp em nhưng chỉ biết em đang trọ ở đường X., quận Y. mà không nhớ được số nhà. Mò mẫm tìm đường và cũng may là không quá lâu tôi cũng đã tìm được nhà. Nhưng hỡi ôi, em đã đi vắng!  Đợi mãi ở quán nước ven đường mà vẫn không thấy em. Trời cũng đã nhá nhem tối. Bỗng bóng em từ đâu đạp xe đang hối hả về nhà. Tôi và em mừng lắm khi bất ngờ gặp lại nhau ở nơi đất khách quê người.

Em ở trọ trong ngôi nhà nhỏ cũ kỹ, ẩm thấp ở ven đô, nhưng đất vườn rộng mênh mông, xung quanh vắng vẻ, cỏ dại um tùm. Ở một mình, cứ tối đến là cửa đóng then cài không dám bước chân ra khỏi nhà. Vừa theo học đại học vừa làm thêm ở một công ty, có khi đến khuya em mới về. Lần đầu bước chân đến chốn đô thị phồn hoa mà không bà con thân thích, biết bao vất vả, khó khăn em phải vượt qua, mà theo em là mong sao thoát được cái nghèo, cái khổ, có tiền để gửi về cho gia đình. Với chiếc xe đạp cũ kỹ, ngày ngày em phải đi và về vài chục cây số từ nhà đến chỗ học rồi đến công ty. Chuyện trò mà quên cả ăn tối, cũng đã muộn, em làm hai gói mì tôm rồi ra vườn hái một nắm rau càng cua cho vào tô cho có rau xanh và không quên đưa thêm cho tôi vài quả ớt. Em nói, người Huế ăn mà thiếu ớt thì không chịu đâu. Đói bụng, tôi ăn mỳ một cách ngon lành.

Trời bỗng nổi sấm chớp và mưa to, nước đổ ầm ầm trên mái tôn. Mưa dột khắp nơi và tạt vào nhà, nước lênh láng. Tôi phụ giúp em một tay để chốt chặn các cửa, hứng và quét nước ở sàn nhà. Cả người tôi ướt đẫm. Em lấy chiếc áo khoác của em cho tôi thay để đỡ lạnh. Ngoài kia mưa vẫn xối xả như chưa bao giờ được mưa… Đã khuya, tôi ra về nhưng em ngăn lại, nước ở sân và con hẽm đã ngập sâu. Đường thì vắng ngắt, im lìm, tối đen. Mưa vẫn trút dữ dội hơn. Em nói, ở Sài Gòn đã mấy năm nhưng chưa bao giờ thấy một trận mưa khủng khiếp đến như thế. Mờ sáng, tôi chào em ra về để còn kịp chuyến tàu ra Huế. Tiễn tôi ra cổng với đôi mắt đỏ hoe, em nắm chặt tay tôi như không muốn rời xa…

Đã ba mươi lăm năm trôi qua, em cũng như tôi tóc cũng đã ngả màu, con cái cũng có đứa đã lấy vợ, gả chồng… Có dịp vào Sài Gòn, tôi được gặp lại em. Từ ô tô bước ra, trong bộ váy xám đen dài đến chân với nhiều nét hoa văn, trông em thật lộng lẫy. Em đưa tôi đi chơi khắp thành phố rồi về thăm nhà. Mừng là mơ ước ngày xưa của em đã trở thành hiện thực. Ngôi nhà ba tầng ở mặt tiền khang trang, ngoài ra em còn có thêm một vài căn hộ chung cư, vài lô đất ở thành phố đang được giá. Hiện, em đang chủ của một cửa hàng điện tử lớn. Ngoài kia trời bỗng đổ mưa lúc nào tôi cũng không hay. Qua ô cửa, ánh mắt em nhìn về bầu trời xa xăm. Không gian thật yên ắng mặc dù ngoài kia mưa rơi ngày càng nặng hạt.

Trở về với Huế, lòng tôi như còn ướt về một nỗi nhớ miền xa…

LINH THIỆN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top