Thế giới

Ký ức nhà báo Pháp ở tù chung với những con tin bị IS hành quyết

ClockThứ Bảy, 18/10/2014 15:29
TTH.VN - Mặc dù đã được trả tự do vào tháng 4, nhưng nhà báo Pháp Nicholas Henin vẫn chưa thể thoát khỏi nỗi kinh sợ trong thời gian bị bắt giữ.

Nhà báo Pháp Nicholas Henin, người đã bị các chiến binh thánh chiến của Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt giữ ở Syria và nhốt trong các phòng giam chật chội cùng với các con tin phương Tây khác, trong đó có 4 người đã bị IS chặt đầu và quay video đưa lên mạng là James Foley, Steven Sotloff, David Haines và Alan Henning đã kể về cuộc sống của anh với các bạn tù trong địa ngục đó.

Ngoài 4 người trên còn có hai con tin khác là John Cantlie và Peter Kassig cũng đã bị IS bêu rếu và đang đe dọa bị hành quyết trên các video tuyên truyền của chúng. 

 
Nhà báo Pháp Nicholas Henin (Ảnh ITV)

Mặc dù đã được trả tự do vào tháng 4, nhưng ông Henin vẫn chưa thể thoát khỏi nỗi kinh sợ trong thời gian bị bắt giữ. Ông Henin cho biết những vụ hành quyết các bạn tù cũ luôn đem về những ký ức ‘tàn bạo’.

ITV News dẫn lời ông Henin nhớ lại từng phút, từng ngày sống với các bạn tù và chia sẻ với họ về mọi phương diện trong cuộc sống, những con người đó đã trở thành những người bạn thân của ông.

“Không còn sự riêng tư nữa khi mà chúng tôi ở bên nhau trong một căn phòng suốt 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần. Chúng tôi ăn chung với nhau, ngủ bên cạnh nhau. Chúng tôi trò chuyện về mọi thứ: cuộc sống, hy vọng và những ước muốn”, ông Henin chia sẻ.

Ông Henin cho biết các bạn tù mà ông gắn bó thân thiết nhất trong hơn 9 tháng đó là các nhân viên cứu trợ nhân đạo người Anh đã bị hành quyết: David Haines và Alan Henning.

“Alan Henning là một người hoàn toàn vô tư. Anh ấy đi không phải vì tiền chút nào. Alan luôn muốn giúp đỡ người khác và sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình. Anh ấy quyết định một ngày nào đó dâng hiến cuộc đời mình cho người khác. Đó là một nhóm bạn đạo Hồi, những người có mong ước và đã tiến hành hoạt động này ở Syria và anh ấy nói với chúng tôi rằng “Tôi là người không phải là dân Hồi giáo duy nhất trong số những người này nhưng họ đều là bạn bè của tôi”, ông Henin nói/

Ông Henin kể buồng giam của ông cùng với những bạn tù khác rất nhỏ, nhỏ đến nỗi mà các con tin phải đứng tại chỗ tập chạy để giữ gìn sức khỏe. Ông cũng kể rằng có một số con tin đã cải đạo sang đạo Hồi vì họ cảm thấy tôn giáo sẽ giúp họ chống chọi được với những điều kinh sợ khi bị giam giữ trong tay của IS. 

Trong số những người cải đạo đó có Peter Kassig là một công dân Mỹ - người đã bị kẻ thủ sát có tên “Chiến binh John” đe dọa lấy mạng ở cuối đoạn video hành quyết Alan Henning. Người đàn ông 26 tuổi đó cải đạo Hồi với một ý nguyện hết sức chân thành – không phải là một nỗ lực để được giải thoát hoặc được đối xử đặc biệt và ông Henin chứng kiến anh ta hành đạo “hết mình” bằng cách cầu nguyện và nhịn ăn trong tháng Ramadan.

'Lần đầu tiên khi chúng tôi bị đưa vào chung một buồng giam, anh ấy nói với tôi rằng anh ấy cải đạo ngay từ thời gian đầu khi bị bắt giữ vì tôn giáo và lòng tin luôn là điều rất quan trọng với anh ấy,” ông Henin nhớ lại rằng Kassig có cái tên Hồi giáo là Abdul-Rahman.

“Tôi nghĩ đạo Hồi sẽ cho anh ấy sức mạnh để đối mặt với những khó khăn khi bị giam giữ thế này”, ông Henin nói.

Một bạn tù khác mà ông Henin gặp là nhà báo Anh John Cantlie, người cũng đã xuất hiện trong một số video tuyên truyền của IS. Những cái gọi là lời rao giảng ‘lên lớp’ mà Cantlie nói ra chẳng qua là anh ấy bị ép phải đọc những lời tuyên bố chống lại phương Tây từ một kịch bản để cho những kẻ bắt giữ quay phim.

“Tôi lạc quan tin rằng những lời rao giảng mà những người bắt giữ yêu cầu anh ấy đọc sẽ là một cách để cứu mạng cho anh ấy. Tôi hy vọng những người bắt giữ anh ấy hiểu rằng anh ấy là một con người tốt”, ông Henin buồn bã kể lại.

Ký ức về thời gian làm tù nhân của IS quả là hết sức khó khăn đối với một nhà báo để có thể rũ sạch, vì ông vẫn còn có nhiều bạn bè mà tính mạng của họ vẫn còn trong tay kẻ khủng bố.

“Thông thường khi anh bị bắt làm con tin, cái giây phút được thả anh được giải tỏa mọi thứ. Tôi thì không. Tâm trạng của tôi vẫn còn đâu đó trong buồng giam ở Syria và tâm trạng đó của tôi rất hay bị đánh thức trở lại khi nghe thấy tin tức một trong số những bạn tù cũ vừa bị giết và nó lại đưa tôi trở lại thời gian nhiều tháng trước. Quá tàn khốc”, ông Henin nói.

Tuy nhiên, ông Henin cũng hiểu rằng ông là một trong số một vài những người may mắn được thả tự do và ông vẫn chưa thể hiểu được sự xáo trộn ở những gia đình có con tin bị bắt khác. 

“Nhìn thấy người ta bị dẫn ra khỏi phòng giam để hành quyết chắc chắn sẽ vô cùng khó khăn đối các thân nhân. Gia đình của những người bị bắt cóc luôn phải chịu đựng nhiều hơn cả chính những con tin. Điều khủng khiếp nhất không phải là biết một sự việc nào đó, mà là không có thể làm được cái gì. Các gia đình của các con tin rất đáng được tôn trọng và chia sẻ”, ông Henin nói.

Anh và Mỹ luôn khẳng định họ không thương lượng với kẻ khủng bố, còn các nước châu Âu đã bị cáo buộc là bí mật trả tiền chuộc con tin và Pháp đứng đầu trong danh sách các nước này. 

 
Nhà báo Anh John Cantlie, người cũng đã xuất hiện trong một số video tuyên truyền của IS (Ảnh AP)

Một cuộc điều tra lớn của tờ Thời báo New York vào tháng 7 cho biết Al Qaeda và các nhánh khủng bố của chung đã thu được 73 triệu bảng Anh chỉ trong vòng 6 năm, trong số đó có 34 triệu bảng là từ Pháp.

Lãnh đạo Al Qaeda trên Bán đảo Ả rập đã gọi bắt cóc là một kiểu kiếm tiền dễ, khi nói với báo chí rằng: “Đội ơn thánh Allah, hầu hết chiến phí, đều được trang trải từ những “lộc” thế này.”

Bốn người Pháp bị bắt giữ vào tháng 9/2010 khi đang làm việc tại một mỏ khai thác uranium ở Niger, và những bức ảnh họ chào đón Tổng thống Hollande tại một sân bay quân sự gần Paris đã khiến cho nhiều người suy nghĩ rằng đã một món tiền lớn đã được trả cho sự tự do của họ.

Khó có thể xác định được số tiền đã trả IS là bao nhiêu vì tổ chức này có một chiến thuật cứng rắn và do thiếu thông tin về sự liên lạc hai chiều của chúng lọt ra với người ngoài.

Tờ Global Post là nơi tuyển dụng nhà báo James Foley cho biết những kẻ bắt giữ đã đòi 132 triệu USD tiền chuộc nhưng chính quyền Mỹ đã từ chối.

Tổng thống Pháp đã mạnh mẽ bác bỏ việc phải trả tiền chuộc để giải phóng cho ông Henin. Chính phủ Pháp cũng lên tiếng phủ nhận đã trả tiền chuộc cho 4 người trở về vào tháng 10 năm ngoái.

Ông nói rằng các cuộc đàm phán đã diễn ra trong nhiều tuần, và “nhà nước không trả tiền chuộc. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng để những kẻ bắt cóc không bị lôi kéo vào việc bắt cóc những con tin khác. Mọi việc đều diễn ra thông qua đàm phán. Tôi không muốn nói rõ vì chúng tôi vẫn còn có 2 con tin khác.”

Phạm Quang Vinh (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Return to top