ClockThứ Tư, 19/10/2016 13:16

Kỷ vật của những người phụ nữ kiên cường

TTH - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hồi ức về những ngày cả nước ra trận vẫn còn vẹn nguyên trong từng trang sách, từng dòng nhật ký, từng kỷ vật chiến trường và cả những kỷ niệm còn mãi trong tim của hàng triệu người Việt Nam. Câu chuyện về kỷ vật của những người phụ nữ kiên cường đã minh chứng cho điều đó.

Chiếc khăn kỷ niệm của chị H. Thị Nguyệt

Hoa vẫn đẹp do hoa trong sóng gió.

Sóng gió bao lần hoa vẫn thắm tươi

Đó là những câu thơ được thêu trên chiếc khăn kỷ niệm của chị Hoàng Thị Nguyệt (Huỳnh Thị Nghiệp)- người con gái làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang khi bị giam giữ tại nhà lao Phú Tài - Quy Nhơn những năm 1968 - 1973.

Chiếc khăn bằng vải nâu giản dị có thêu những vần thơ trong sáng như kể câu chuyện về cuộc đời chị. Sinh ra và lớn lên ở một làng quê giàu truyền thống văn hóa, từ nhỏ chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, lớn lên chị Nguyệt quyết định tham gia kháng chiến, vào du kích tại địa phương. Đến năm 1968, chị là tiểu đội trưởng tiểu đội du kích An Truyền, kiêm liên lạc hòm thư 420 thuộc khu phố 4, khu vực Vĩ Dạ, Huế. Tham gia kháng chiến, chị biết là phải chịu gian khổ, bắt bớ, tù đày, hy sinh, nhưng trong trái tim nhiệt huyết của cô gái tuổi 20 vẫn hăng hái một lý tưởng sống, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, Bác Hồ kính yêu.

Chiếc áo gối do chị Nguyễn Thị Rương thêu

Tháng 8/1968, chị bị địch bắt và giam tại nhà lao Phú Tài, Quy Nhơn. Những năm tháng trong tù chị kiên cường đấu tranh, cùng với anh chị em tổ chức học tập, khâu vá, thêu thùa, giữ vững ý chí cách mạng. Trong tù không có vải, chỉ thêu, chị lấy vải từ quần áo địch phát cho nữ tù cắt thành chiếc khăn, rút sợi vải từ áo rách của bạn tù để thêu nên những vần thơ đầy chí khí.

Sau Hiệp định Paris, năm 1973 chị được trao trả tại Lộc Ninh. Năm 1974, được an dưỡng tại Quảng Bình. Ngày đất nước thống nhất, chị trở về quê hương sau 7 năm xa cách và tiếp tục công tác, cống hiến cho quê hương.

Kỷ vật thứ hai cũng của một nữ tù chính trị Côn Đảo, được gửi đến Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh kèm theo ghi chú.

Năm 1973

Trong đợt ta và chính quyền Sài Gòn mở đợt trao tù nhân chính trị.

Nữ tù nhân Nguyễn Thị Rương đã gửi tặng anh em làm công tác văn nghệ: 1 ảnh Bác Hồ, 1 chiếc áo gối, 1 chiếc tem nhỏ có hình Bác, 1 cờ giấy, anh chị em đã giữ trong tù

MP. Đông Hà năm 1973”.

Người viết bức ghi chú này là ông Trương Minh Phương (lúc đó làm công tác văn nghệ tại Quảng Trị). Ông đã gìn giữ những kỷ vật này sau đó trao lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Trong những kỷ vật này có một chiếc áo gối khá đặc biệt. Trên mặt gối thêu dòng chữ cái: E A C Đ B G P Y K R T Q (có nghĩa là: Anh em chờ đợi Bác giải phóng. Yếu không rời Tổ quốc)

Và hai câu thơ: “Mẹ hiền vui vẻ chờ con/ Con về với mẹ nước non thanh bình”.

Một mặt thêu phong cảnh Côn Đảo và dòng chữ: Kỷ niệm những ngày lao lý. Đây là chiếc vỏ gối tự tay chị Nguyễn Thị Rương khâu và thêu trong những ngày tháng bị tù đày tại “địa ngục trần gian” Côn Đảo. Trong sự đày đọa về thể xác và tinh thần của quân thù, chị vẫn nêu cao ý chí đấu tranh, không chịu khuất phục, và tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, đất nước hòa bình, thống nhất.

Dù phải trải qua sự khắc nghiệt của chiến tranh và tù đày, nhưng với tinh thần lạc quan và sự tài hoa, những người phụ nữ kiên cường đã để lại dấu ấn, giá trị tinh thần bất diệt cho nhiều thế hệ. Chị Nguyệt, chị Rương, cũng như hàng triệu người phụ nữ khác đã đi qua chiến tranh, sống và cống hiến cho đất nước như thế đấy.  

Hoàng Liên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Làm giàu từ ruộng vườn

Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Làm giàu từ ruộng vườn
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ
Đồng hành cùng chi hội trưởng

Đề xuất tăng phụ cấp cho chi hội trưởng (CHT), đổi mới các phong trào để thu hút hội viên, cùng các CHT nắm bắt tình hình, hoàn cảnh chị em để có cách giúp đỡ hợp lý, kịp thời... là cách mà hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp và chính quyền địa phương đồng hành cùng các CHT trong việc xây dựng và phát triển phong trào phụ nữ trên toàn tỉnh.

Đồng hành cùng chi hội trưởng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top