ClockThứ Hai, 06/09/2021 08:35

“Lá chắn” từ cộng đồng

TTH - Với cuộc chiến chống dịch COVID-19, bên cạnh lực lượng chức năng trên tuyến đầu, như y tế, công an, quân đội… các tổ COVID cộng đồng phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, mang lại hiệu quả cao.

Ghi nhận thêm 22 ca bệnh COVID-19 đều ở trong khu cách lyThêm 180.000 bộ kit xét nghiệm COVID-19 do Đức trao tặng về đến Việt Nam

Tổ COVID cộng đồng thường phối hợp theo dõi giám sát sức khỏe người đang cách ly tại nhà

Trao đổi với bác sĩ Đoàn Sinh, Trưởng trạm Y tế xã Vinh Thanh (Phú Vang)  anh luôn nhắc đến 4 chữ "Tổ COVID cộng đồng". Bác sĩ Sinh nói, từ đợt dịch COVID-19 lần thứ tư xảy ra, bà con làm ăn xa về quê với con số hàng trăm đặt ra bao chuyện ở địa phương, như đón nhận, cách ly, truyền thông, giám sát sức khỏe... đến chóng mặt. Nếu không có 50 tổ COVID cộng đồng ở địa phương ra đời, giờ Vinh Thanh đã thành tâm dịch. Mỗi tổ này có 2-3 thành viên là cán bộ thôn, các đoàn thể, tình nguyện viên tại khu dân cư, phụ trách từ 30-50 hộ gia đình. Họ như cánh tay nối dài cho lực lượng phòng dịch ở cơ sở.

Từ dấu ấn phòng dịch ở Vinh Thanh kết nối trong cộng đồng, đến thời điểm này Phú Vang có hơn 380 tổ COVID cộng đồng hoạt động ở 14 xã/thị trấn. Những tổ này làm việc thiện nguyện, “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để tuyên truyền, vận động, nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo thông điệp 5K. Yêu cầu, hướng dẫn người dân tự theo dõi sức khỏe, đo thân nhiệt hàng ngày cho các thành viên trong gia đình. Cung cấp số điện thoại và yêu cầu người dân chủ động khai báo y tế ngay khi bản thân hoặc người thân có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ giám sát, phát hiện, báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và y tế những trường hợp nghi mắc COVID-19 tại các hộ gia đình, như sốt, ho, đau họng, cảm cúm, viêm hô hấp… để tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm kịp thời. Đồng thời, phát hiện, báo cáo cấp có thẩm quyền những trường hợp không tự giác khai báo y tế; không chấp hành thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Trợ giúp chính quyền và cơ quan y tế truy vết các trường hợp F1, F2 khi có ca bệnh trên địa bàn.

Theo bác sĩ Đặng Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, thành viên tổ COVID cộng đồng không quản khó khăn, vất vả, ngày đêm cùng các lực lượng tình nguyện khác hỗ trợ phân phát nhu yếu phẩm cho trường hợp có hoàn cảnh khó khăn; xông pha vào các điểm lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc-xin trên địa bàn để nhắc nhở người dân thực hiện giãn cách, khai báo y tế… Họ là những "lá chắn" hỗ trợ đắc lực cho lực lượng chức năng trong phòng, chống dịch, nhất là khi diễn biến phức tạp có nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

Ở Thừa Thiên Huế hiện đã có hàng nghìn tổ COVID cộng đồng hoạt động ở các xã, phường. Đánh giá của lãnh đạo nhiều địa phương, nhờ kích hoạt kịp thời những tổ COVID cộng đồng với sự tham gia của các thành viên tích cực đã giúp cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn nằm trong tầm kiểm soát.

Việc chủ động, tích cực tuyên truyền của tổ COVID cộng đồng tạo nên sự gần gũi giúp người yên tâm, tin tưởng và tuân thủ tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Hiện nay, tổ COVID cộng đồng còn làm tốt vai trò cầu nối, kịp thời phát hiện, kêu gọi sự sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trên địa bàn.

Chính những việc làm trên, tổ COVID cộng đồng cùng với các lực lượng khác đang đóng góp quan trọng trong cuộc chiến với đại dịch ở Thừa Thiên Huế. Đây là mô hình có vai trò, ý nghĩa quan trọng đang bám sát đời sống cơ sở, địa bàn dân cư, góp phần tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân để sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết

Gần đây, Đông Nam Á ghi nhận hàng chục nghìn ca sốt xuất huyết, với hàng trăm ca tử vong. Chính phủ Singapore, Malaysia và Indonesia đã triển khai nhiều biện pháp như thả muỗi mang vi khuẩn đặc biệt nhằm giảm số lượng muỗi mang virus gây bệnh, cùng với hàng loạt nỗ lực của cộng đồng nhằm giải quyết bệnh sốt xuất huyết. Nhưng với số ca nhiễm vẫn đang gia tăng, những biện pháp này hiệu quả đến mức nào?

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top