ClockThứ Bảy, 04/12/2021 12:34

Lãi ròng mới là quan trọng

TTH - Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền) - ông Hoàng Công Phong cho biết, cách đây 5 năm, tức là năm 2016 thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt 35 triệu đồng. Đến nay (năm 2021) đã tăng lên 40 triệu đồng.

Các cấp Hội Nông dân cần đặc biệt quan tâm lao động từ vùng dịch trở vềQuảng Điền thu hoạch rau tránh lũThu nhập bình quân người dân giảm 1%

Nền nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn sản xuất theo lối truyền thống. Ảnh: ĐĂNG TUYÊN

Nếu tính về con số thì chúng ta thấy thu nhập của người dân có tăng thật, trung bình mỗi năm tăng được 1 triệu đồng, tức là mỗi tháng hơn 80 ngàn đồng. Thế nhưng, nếu tính về sức mua của đồng tiền, thì không phải là số tăng trung bình mỗi tháng như vậy, mà còn thấp hơn.

Lý do, đây chỉ thuần là về mặt ước tính con số chứ chưa tính những yếu tố liên quan khác, ví dụ như con số này là tính tổng thu của người dân hay là đã tính chi phí (nếu là sản xuất); hoặc là đã trừ yếu tố trượt giá hay không? Nếu như con số nêu trên là chưa tính chi phí, chẳng hạn như làm một ha ruộng lúa, tổng thu được 6 tấn lúa. Giá bán mỗi kg là 6.000 đồng. Như vậy tổng thu 1 ha là 6 triệu đồng. Đây là doanh thu trên một ha lúa. Còn lãi ròng của người dân là phải tính trừ đi các chi phí: từ làm đất, giống, phân bán, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi, công gặt… Đấy là chưa tính công chăm sóc của người nông dân. Nếu tính đúng tính đủ, có khi, cái mà người nông dân thu được chỉ là “lấy công làm lãi”. Đó là chưa tính yếu tố trượt giá của đồng tiền, tức là đồng tiền mất giá, sức mua kém đi.

Những năm gần đây, Quốc hội đưa ra chỉ tiêu, mức trượt giá kỳ vọng là không quá 4%. Thực tế trong những năm qua, dưới sự điều hành của Chính phủ, mức trượt giá tương đối thấp, chưa bao giờ vượt qua con số 4%. Đây cũng là một điều kiện để ổn định đời sống của người dân. Nếu giả sử mức tăng giá (CPI) là 4% thì sức mua của 35 triệu đồng thực chất chỉ còn 33,6 triệu đồng. Cùng với mức trượt giá như trên cho 40 triệu đồng thì sức mua của đồng tiền đã mất 1,6 triệu đồng, tức chỉ còn 38,4 triệu đồng. Mỗi năm, giá trị thực mà người dân thu được chỉ tăng khoảng hơn 600 ngàn đồng.

Đến đây chúng ta sẽ thấy, đời sống của người dân chưa được cải thiện là mấy. Bởi đời sống của người dân có tăng hay không là ở yếu tố thu được lãi ròng trong sản xuất. Người nông dân không thể chi tiêu vào vốn của mình, mà còn phải dành vốn để tái sản xuất. Nếu như những người thuần làm nông, có khi người nông dân chỉ thu nhập chừng bằng một nửa hoặc ít hơn con số nêu trên rất nhiều.

Nền nông nghiệp của chúng ta chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún. Cách sản xuất chủ yếu theo lối truyền thống chứa đựng nhiều rủi ro. Hàm lượng khoa học công nghệ và công nghệ cao chưa nhiều. Thêm vào đó là thị trường tiêu thụ hạn hẹp nên giá cả hết sức bấp bênh… lại chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Điều này chúng ta không khó để nhìn thấy. Một sản phẩm cây trồng, vật nuôi nào đó khi mới phát triển ở số lượng ít thì tính ra đưa lại giá trị kinh tế cao. Nhưng khi phát triển nhiều lên thì lại mất giá. Có nhiều yếu tố tác động đến giá, chẳng hạn như dịch bệnh làm cho việc lưu thông hàng hóa và thị trường co hẹp lại, nhưng sự tác động quan trọng nhất cần nhìn nhận là yếu tố cung – cầu. Cho nên lâu lâu chúng ta lại thấy kêu gọi giải cứu nông sản, cây ăn trái, gia cầm...

Xây dựng nông thôn mới là xây dựng đồng thời nhiều yếu tố từ kinh tế đến văn hóa; từ hạ tầng đến cải thiện điều kiện sản xuất… Mục đích cuối cùng là để nâng cao đời sống của người nông dân và những người sống ở khu vực nông thôn. Điều chúng ta dễ nhận thấy nhất là bộ mặt nông thôn được đầu tư và cải thiện rất nhiều, rất nhanh. Nhưng đời sống của người nông dân thì không được cải thiện là bao nhiêu, như con số phân tích nêu trên. Chính vì thế, khi xây dựng chương trình nông thôn mới nâng cao, trong đó có tiêu chí quan trọng là nâng cao thu nhập cho người dân, nhiều địa phương nhìn nhận là khó.

Khó thì cũng phải làm, nếu đời sống của người nông dân không được cải thiện hoặc cải thiện chậm thì có xây dựng “mấy nông thôn mới” đi nữa vẫn kém đi ý nghĩa. Mấy mươi năm chúng ta tính toán cho cây lúa, cây rau, con cá, con tôm… nhưng thực sự những đối tượng này làm chuyển biến đời sống của người nông dân là không nhiều. Bây giờ phải tính toán tác động theo cách khác. Có lẽ hướng đi khả dĩ nhất là phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở vùng nông thôn. Phát triển nông nghiệp đồng thời gắn với phát triển dịch vụ, ngành nghề.

NGUYỄN LÊ AN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường
Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế

Các cấp Hội Nông dân (HND) trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế thông qua việc phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân (HVND) tham gia các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi liên kết nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế
Nhiều dự án kinh tế cho nông dân

Hội Nông dân (HND) huyện Quảng Điền đã và đang triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án kinh tế cho nông dân
Đổi mới mạnh mẽ phương thức tập hợp, đoàn kết nông dân

Ngày 19/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 2, khóa VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028) đã diễn ra tại Hà Nội nhằm tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2023; bàn, thống nhất phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và thực hiện Công tác thi đua khen thưởng năm 2023.

Đổi mới mạnh mẽ phương thức tập hợp, đoàn kết nông dân
Nông dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Một trong những dấu ấn nổi bật của phong trào nông dân trong năm qua là các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Nông dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
Return to top