ClockThứ Năm, 11/12/2014 04:45

Làm giàu từ hai bàn tay trắng

TTH - Đến tổ 4, thôn 1, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy hỏi vợ chồng anh Lê Sơn Hà hầu như ai cũng biết, đây chính là gia đình đã vươn lên làm kinh tế giỏi từ hai bàn tay trắng.

Lấy nhau năm 1989 vợ chồng anh vào vùng đồi ở Thủy Dương lập nghiệp. Gia đình nghèo khó, chị Phùng Thị Hiền (vợ anh Hà) hằng ngày đi bán kẹo kiếm tiền, anh ở nhà cần mẫn đào ao cuốc đất nuôi cá, nuôi gà. Chị Hiền kể lại: “Những năm ấy khó khăn nhiều lắm, vùng đất hoang sơ không có ai. Hai vợ chồng chăm chỉ ngày đêm, cuốc đất đào ao làm không ngừng nghỉ”.

Đàn ba ba của gia đình anh Hà sinh sản rất nhanh, mang lại nguồn thu lớn
Từ phương án nuôi con này gầy con kia, dành tiền bán mỗi lứa gà vịt để nhân rộng và phát triển đa dạng các vật nuôi khác như dê, lợn rừng, cá, ba ba và phát hoang những góc rậm giữa các khe núi để trồng rừng.
Từ một vài con gà vịt đầu tiên, đến nay gia đình anh chị đã có trang trại, ao hồ tổng hợp với 7 hồ nuôi hơn 4 vạn con cá các loại, 2 ao ba ba bố mẹ và con giống, khoảng 100 con lợn rừng. 50 con lợn ta, hơn 40 con dê và đàn gà vịt hơn 100 con, cùng với đó là đàn ếch bố mẹ nuôi thử nghiệm và 2ha rừng với khoảng 5000 cây keo; liên tục nhân rộng sau mỗi đợt thu hoạch trừ tất cả mọi khoản, lãi ròng mỗi năm ước tính không dưới 100 triệu đồng. Nhờ làm ăn kinh tế hiệu quả, gia đình anh Hà xây được căn nhà khang trang, sắm xe tốt và các loại máy móc để phục vụ sản xuất, con cái được học hành đến nơi đến chốn, có cháu đã tốt nghiệp cao đẳng ngành kế toán.
Anh Hà tâm sự: “Vì tự mày mò nên ban đầu nuôi thứ chi cũng khó, nuôi heo thì heo chết, nuôi cá thì lụt trôi. Nhiều lần thất bại mới đi tìm hiểu, học ở nhiều nơi rồi mua băng đĩa, sách vở về học để nắm được kinh nghiệm”. Có được kỹ năng, anh Hà cũng không ngại chia sẻ cho bà con khắp nơi cùng làm, nhiều chương trình của Hội Phụ nữ địa phương cũng đến để quan sát và tiếp cận phương pháp làm ăn kinh tế của anh.
Ông Phùng Chất, Chủ tịch Hội Nông dân Phường Thủy Dương cho biết: “Gia đình anh Hà là hội viên hội nông dân chăn nuôi tổng hợp hiệu quả. Hai vợ chồng rất chịu khó, tích cực làm ăn và tham gia các chương trình tập huấn, nhờ vậy xây dựng mô hình làm ăn kinh tế khá hiệu quả, làm gương cho những nông dân khác”.
Lê Hữu Phúc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top