ClockThứ Bảy, 07/04/2018 06:15

“Làm mới” đặc sản

TTH - Để nâng tầm và “làm mới” thương hiệu, các cơ sở sản xuất đặc sản Huế đầu tư kinh phí thiết kế mẫu, cải tiến bao bì đóng gói...

Động lực phát triển đặc sản địa phươngĐem đặc sản miền Trung lên bàn đại tiệcThêm cơ hội cho đặc sản Cố đôMè xững Huế nằm trong top 10 đặc sản nổi tiếng Việt Nam 2017

Mẫu mè xửng hộp vuông nhỏ gọn của Công ty TNHH Thiên Hương được thị trường đón nhận

Là doanh nghiệp (DN) sản xuất đặc sản Huế có tuổi đời hơn 40 năm, để “làm mới” thương hiệu, năm 2016, Công ty TNHH Thiên Hương đầu tư trên 2 tỷ đồng cải tiến mẫu mã và thiết kế bao bì đóng gói cho sản phẩm mè xửng. Với kinh phí trên 60 triệu đồng/mẫu, hàng chục mẫu mè xửng có thiết kế đẹp mắt, ấn tượng cùng với bao bì đóng gói tiện ích xuất hiện trên thị trường và được khách hàng đón nhận. Cuối năm 2017, DN tiếp tục đầu tư 200 triệu đồng thiết kế mẫu kẹo mới, thanh gọn với chức năng làm quà tặng cho khách.

Giám đốc công ty- bà Hồ Thị Hoa cho rằng, qua khảo sát thị trường, giờ đây khách hàng chọn mua đặc sản Huế không chỉ chú trọng đến chất lượng, giá cả mà quan tâm đến mẫu mã và bao bì đóng gói. Vì vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng, DN luôn nghiên cứu để cải tiến mẫu mã, tạo nhiều mẫu kẹo có kích cỡ nhỏ, gọn để khách hàng dễ dàng vận chuyển.

Theo bà Hoa, sau khi tung ra thị trường mẫu kẹo mè xửng hộp vuông, có bao bì đóng gói thanh lịch và đẹp mắt, từ đầu năm 2018 đến nay doanh số bán hàng của DN  tăng lên đáng kể. Ngoài thị trường trong nước, hiện các sản phẩm mè xửng còn xuất sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc với sản lượng trên 10 tấn/tháng.

Đặc sản Huế có mặt tại các hội chợ

Sau 15 năm có mặt ở Huế với nhiều sản phẩm như tôm chua, các loại mắm, tương ớt…, năm 2017, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm đặc sản Huế Tấn Lộc quyết định “làm mới” thương hiệu bằng cách đầu tư hàng trăm triệu đồng thiết kế vỏ hộp giấy đựng sản phẩm tôm chua.

Giám đốc công ty- ông Trần Cao Phúc cho biết, lâu nay tôm chua, mắm ruốc là đặc sản được khách hàng ưa chuộng, song do mẫu mã chưa đẹp, cồng kềnh nên doanh số bán hàng chưa cao. Qua khảo sát thị trường và tham gia các khóa tập huấn, cuối năm 2017, DN đầu tư kinh phí, thuê các đơn vị chuyên nghiệp thiết kế mẫu hộp đựng tôm chua, đồng thời thay đổi một số bao bì đóng gói bằng chất liệu nilon sang hộp giấy thân thiện môi trường để khách hàng có thể sử dụng làm quà tặng và dễ dàng vận chuyển.

“Sau khi thay đổi mẫu mã và bao bì đóng gói, hiện các sản phẩm tôm chua, mắm ruốc do DN chế biến tiêu thụ mạnh, một số siêu thị trong và ngoài nước đặt hàng số lượng lớn nên sắp tới, chúng tôi tiếp tục đầu tư để cải tiến mẫu”, ông Phúc chia sẻ.

Giám đốc Sở Công thương- ông Nguyễn Thanh thông tin, cùng với nỗ lực xây dựng và làm mới thương hiệu của các cơ sở sản xuất đặc sản Huế, sắp tới sở sẽ tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã, đồng thời tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng “Con dấu nhận diện sản phẩm đặc sản Huế” để các cơ sở sản xuất gắn lô gô, in con dấu nhận diện để khách hàng dễ dàng nhận biết đâu là sản phẩm “made in Huế”, đâu là sản phẩm nhập từ các tỉnh, thành phố khác.

Cùng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng con dấu đối với đặc sản Huế, hiện Sở Công thương đang vận động các DN đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, tăng số lượng và hạ giá thành. Ngoài ra, sở đang xây dựng đề án liên kết các cơ sở sản xuất để hình thành bộ sưu tập hàng thủ công mỹ nghệ, đặc sản Huế làm bộ quà tặng phục vụ thị hiếu người tiêu dùng.

“Trong năm 2018, thông qua chương trình khuyến công địa phương, sở tiếp tục hỗ trợ các cơ sở sản xuất đặc sản Huế đầu tư máy móc tiên tiến, đăng ký nhãn hiệu, cải tiến mẫu mã và bao bì đóng gói để tạo bộ sưu tập quà tặng Huế phục vụ nhu cầu làm quà tặng của tỉnh và phục vụ du khách”, ông Nguyễn Thanh nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đặc sản thịt bò vàng A Lưới ra chợ

Giờ đây, ra chợ thị trấn A Lưới, du khách có thể mua được thịt bò vàng tươi với nhãn hiệu được in rõ tại gian hàng. Sắp tới, một gian hàng đặc sản tương tự cũng sẽ có mặt tại chợ phiên theo chủ trương của lãnh đạo huyện vùng cao này.

Đặc sản thịt bò vàng A Lưới ra chợ
Liên kết & nâng tầm thương hiệu

Câu chuyện về liên kết để nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề đã và đang được các doanh nghiệp (DN), làng nghề triển khai nhằm hiện thực hóa mục tiêu mở rộng cơ hội giao thương, góp phần bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

Liên kết  nâng tầm thương hiệu
Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng để gia nhập vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với tôn chỉ hướng tới là thúc đẩy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. Trong những lĩnh vực đó, Thừa Thiên Huế chọn ưu thế về tiêu chí Ẩm thực để tiến hành điều nghiên, lập hồ sơ trình xét trong năm 2024.

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top