Lạm phát là mối nguy lớn nhất với các ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương các nước hiện đang xem việc kiềm chế giá cả là ưu tiên cao hơn so với việc bảo vệ việc làm và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Quang cảnh bên ngoài trụ sở Ngân hàng Trung ương Anh tại thủ đô London, ngày 16/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong gần hai năm qua, thách thức chính đối với các ngân hàng trung ương là dự đoán tác động tiếp theo của dịch COVID-19 và hạn chế ảnh hưởng của nó đối với việc làm và tăng trưởng kinh tế. Nhưng giờ đây, lạm phát mới là mối nguy lớn nhất đối với ngân hàng trung ương các nước.
Trong vài ngày qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và ngân hàng trung ương nhiều nước châu Âu đã hướng đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Các ngân hàng trung ương hiện đang xem việc kiềm chế giá cả là ưu tiên cao hơn so với việc bảo vệ việc làm và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ ảnh hưởng của đại dịch.
Ngân hàng trung ương Vương quốc Anh (BoE) đã trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên trong Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nâng lãi suất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Trong khi đó, Fed cho biết sẽ giảm dần tiến đến kết thúc chương trình mua trái phiếu và báo hiệu ba đợt nâng lãi suất trong năm sau. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đang cắt giảm các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho nền kinh tế.
Đằng sau sự chuyển biến này là nhận định rằng dù COVID-19 sẽ không biến mất, nhưng các nước phương Tây đang tìm cách sống chung với nó, và tác động kinh tế của mỗi biến thể mới sẽ nhỏ hơn biến thể trước đó.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde mới đây cho biết: “Nhiều người đã tiêm vaccine, và các chiến dịch tiêm mũi tăng cường đang được đẩy mạnh.” Theo bà, “xã hội đang ứng phó với các làn sóng đại dịch và những căng thẳng kèm theo tốt hơn. Điều này đã làm giảm tác động của đại dịch lên nền kinh tế.”
Bên cạnh đó, khi tìm hiểu sâu hơn về lạm phát trong đại dịch, các ngân hàng trung ương đã có quan điểm khác về việc các đợt bùng phát dịch mới sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế.
Vào đầu đại dịch, các ngân hàng trung ương tập trung sự chú ý vào các lệnh phong tỏa, xem đây là một yếu tố kìm hãm nhu cầu tiêu dùng, điều mà chính sách tiền tệ nới lỏng có thể giúp thúc đẩy.
Giờ đây, giới chức ngân hàng còn lo ngại về cái cách mà các biện pháp hạn chế y tế đang kìm hãm nguồn cung và hoạt động vận chuyển hàng hóa, từ đó khiến giá cả tăng lên và tạo ra lý do để nâng lãi suất.
Tại các cuộc họp báo trong tuần trước, nhiều quan chức của các ngân hàng trung ương đã bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng các nguy cơ từ đại dịch COVID-19 đang giảm xuống, trong khi họ đang dần hết sức chịu đựng đối với áp lực lạm phát.
Chủ tịch Fed Jerome Powell mới đây đã bác bỏ đề nghị Fed không nên đẩy nhanh tiến trình cắt giảm chương trình mua tài sản vì mối đe dọa từ biến thể Omicron. Ông Powell thừa nhận có nhiều ẩn số xung quanh biến thể mới này, trong đó điều đáng lưu ý nhất là tác động của nó đối với lạm phát.
Ông chỉ ra rằng biến thể trước đó là Delta đã gây gián đoạn nguồn cung, trong khi nhu cầu tiêu dùng lại mạnh mẽ nhờ chính sách chi tiêu của chính phủ nhằm bảo vệ các hộ gia đình. Đây chính là nguyên nhân khiến lạm phát tăng lên các mức cao nhất trong nhiều năm qua ở các nền kinh tế phương Tây.
Không lâu trước đây, các ngân hàng trung ương vẫn cho rằng tình trạng lạm phát cao sẽ không kéo dài. Giờ đây, giới chức ngân hàng đã không còn giữ lập trường này. Thay vào đó, họ đang đánh cược rằng chính các làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới, hay ít nhất là tác đông kinh tế của chúng, mới là yếu tố mang tính tạm thời.
Theo Vietnam+
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực (27/01)
- Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn (26/01)
- WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc (25/01)
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan (25/01)
- Kênh KBS: Việt Nam là đối tác quan trọng của Hàn Quốc (25/01)
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức (25/01)
- Mang hơi ấm mùa Xuân quê hương đất Việt đến với kiều bào tại Bỉ (24/01)
- EU đưa ra các phương án điều chỉnh thị trường năng lượng (24/01)
-
Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức
- Những chú mèo ‘quyền lực’ trên thế giới
- Vũ Hán đón Tết trở lại
- Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
- 6 ưu tiên của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2023
- Không khí đón Tết tại khu chợ đông người Việt nhất nhì ở Nga
-
Hàn Quốc phát hành tiền mới để người dân đổi tiền lì xì
- Vũ Hán đón Tết trở lại
- Không khí đón Tết tại khu chợ đông người Việt nhất nhì ở Nga
- Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
- Xuân Quý Mão 2023: Giữa Moskva nghe tiếng gọi quê hương
- EU đưa ra các phương án điều chỉnh thị trường năng lượng
- 6 ưu tiên của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2023
- Mang hơi ấm mùa Xuân quê hương đất Việt đến với kiều bào tại Bỉ
- Các quốc gia đặt mục tiêu củng cố thỏa thuận WTO về thương mại điện tử
- ASEAN: Dấu ấn 2022 & triển vọng 2023