ClockThứ Hai, 13/07/2015 16:13

Làm sao để giảm áp lực cho tuổi thơ?

TTH - “Những năm học cấp III, có người nói rằng, đó là những tháng năm đẹp nhất trong đời. Những kỷ niệm đó, những cảm xúc trong veo mới chớm nở trong tâm hồn đó… vừa tuyệt vời, vừa bỡ ngỡ… Nhưng riêng tôi, nếu bị hỏi thì tôi sẽ trả lời rằng, đó cũng là những ngày bình thường thôi… Bởi từ trước đến nay, tôi đã quen làm một kẻ hữu hình trong sổ điểm và vô hình với tất cả…” 

Đoạn văn trên là dòng cảm xúc trong một bài tập làm văn của nam sinh lớp 12 tôi tình cờ đọc được. Những con chữ này khiến tôi cứ suy nghĩ mãi. Câu hỏi mà tôi đặt ra, đây có phải là học sinh duy nhất nghĩ “tôi chỉ hữu hình với sổ điểm và vô hình với tất cả”, hay tình trạng này đang xảy ra với rất nhiều học sinh ngày đêm vùi đầu với sách vở, mà bỏ qua bao điều thú vị trong cuộc sống khi lứa tuổi các em cần có, cần được hưởng thụ và phải khám phá.

Xã hội ngày một phát triển, nhiều bậc cha mẹ lao theo vòng xoáy của những “ảo vọng” về thành tích nơi con cái. Trong quán cà phê, nơi công sở, trong những cuộc trò chuyện… một vài người khoe “con tôi đang học ở Mỹ”, hay “thằng út nhà tôi vừa đoạt giải…”, “học kỳ rồi con bé nhà tôi thi bốn môn thì được bốn điểm 10…” Những người xung quanh bắt đầu có cảm giác chột dạ. Một quyết tâm “âm ỉ” hình thành trong họ. Sau cuộc trò chuyện, có người sáng suốt nhìn vào khả năng thực sự của con mình nên không nghĩ ngợi nhiều, nhưng có người thì tự nói với lòng “bằng mọi cách” cho con học để “bằng” con người ta. Và thế là, giữa tháng 5, lễ tổng kết nhiều trường còn chưa được tổ chức, các lớp học thêm đã “khai giảng”.
Những năm cuối cấp, ba mẹ nghe giới thiệu đến hai ba thầy giỏi, chẳng muốn con bỏ qua cơ hội nào, nên một môn học cho con học thêm hai ba thầy cho chắc. Một ngày học thêm mấy suất, suất này cách suất kia từ 15 đến 30 phút thì còn đâu thời gian để nghỉ ngơi nói gì đến chuyện vui chơi. Mười hai năm học, liệu có được mùa hè nào trọn vẹn với các em? Đã có nhiều cuộc tọa đàm thảo luận về vấn đề này, không ít lần các bậc phụ huynh bị kết tội đã “đánh cắp tuổi thơ của con”.
Đang giờ công sở, ba nhấp nhổm đứng ngồi xem đồng hồ, vừa thu xếp công việc, vừa chờ đợi sự cảm thông của đồng nghiệp để tranh thủ đón rồi đưa con đi học. Nồi canh chưa sôi, mẹ phải tắt lửa vì đã đến giờ đưa, đón con. Thậm chí mùa đông giá lạnh, suất học của con bắt đầu từ 5 giờ sáng, mẹ phải cùng con thức dậy từ 4 giờ 30 phút, suất học chỉ 1 tiếng 15 phút, giờ đó mẹ trở về nhà cũng dở, ngồi lại cũng dở…
Quay ngược thời gian với thế hệ 7X chúng tôi. Học sinh cấp I không có chuyện học thêm. Học sinh cấp hai không mấy em học thêm môn văn và các môn xã hội. Không phải bất cứ học sinh nào cũng cần học thêm và bố mẹ không phải theo sát chuyện học thêm của con cái như ngày nay. Và kết quả: học sinh ưu tú luôn được ưu tiên khi tìm việc (người tài được trọng dụng); nhiều học sinh có thể chọn tìm cho mình một nghề phù hợp mà không nhất thiết phải có bằng đại học. Tệ nạn trong học đường thời ấy chỉ là hi hữu và học sinh luôn có một tuổi thơ trọn vẹn.
Làm sao để tuổi thơ của con trẻ giảm được áp lực? Không chỉ cha mẹ đừng “cướp” tuổi thơ của con, mà cần có sự vào cuộc của toàn xã hội, từ gia đình, nhà trường đến cả sự công bằng trong việc tạo cơ hội việc làm cho từng đối tượng. Để thực hiện điều này cần có thời gian, dù có lâu đi nữa, nhưng nếu ta có khởi đầu thì sớm muộn gì cũng đến đích.
Hương Lan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

Sáng 20/4, Trường cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm việc, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng
“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”

Đó là chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup đến sinh viên, giảng viên Đại học Huế trong buổi tọa đàm “Dặm đường tôi đi: Hành trình từ BMW, Bosch đến Vinfast” do Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế tổ chức sáng 19/4.

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Return to top