ClockThứ Hai, 14/08/2017 14:14

“Làm sao ta giữ được rừng trong thời gian tới”

“Những sạt lở, lũ lụt gần như đều có hệ quả tác động của việc rừng đang giảm" - Chủ nhiệm Phan Thanh Bình nêu ý kiến tại phiên họp Thường vụ Quốc hội.

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay (14/8), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).

Lấy 1 phải trồng thay thế 3?

Điểm đáng chú ý của dự thảo luật lần này là việc bổ sung quy định cụ thể hơn về việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng; làm rõ việc xử lý khi chủ dự án không tự tổ chức trồng rừng thay thế hoặc trường hợp địa phương nơi chuyển mục đích sử dụng rừng không bố trí được diện tích đất để trồng rừng thay thế.

Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TN-TN-NĐ của Quốc hội Phan Thanh Bình

Điều 28 dự thảo luật quy định tổ chức, cá nhân, chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng phải trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác bằng diện tích bị chuyển mục đích sử dụng rừng đối với rừng trồng, bằng 2 đến 3 lần đối với rừng tự nhiên.

Trong trường hợp không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng với giá trị diện tích rừng phải trồng thay thế theo quy định để cấp tỉnh tổ chức trồng thay thế. Nếu tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế thì phải chuyển tiền vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế ở địa phương khác.

“Quy định này có khả thi không? Còn đất để tăng trông rừng lên gấp 2-3 lần sau khi chuyển đổi không?” – Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TN-TN-NĐ của Quốc hội Phan Thanh Bình đặt câu hỏi, đồng thời đề nghị rà soát để tránh mâu thuẫn giữa luật này với Luật Đất đai.

“Tôi rất băn khoăn là làm sao chúng ta giữ được rừng trong thời gian tới. Đây là vấn đề lớn và những sạt lở, lũ lụt gần như đều có hệ quả tác động của việc rừng đang giảm” – ông Phan Thanh Bình nêu ý kiến và nhấn mạnh cần đặt trách nhiệm cho rõ.

Lấy diện tích lớn rừng phòng hộ phải do Quốc hội quyết định

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo luật, Chủ nhiệm Uỷ ban KH-CN-MT của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, có ý kiến đề nghị không nên quy định thẩm quyền của Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác mà nên giao cho Thủ tướng Chính phủ, HĐND cấp tỉnh thực hiện tùy theo loại rừng và diện tích rừng chuyển đổi; cần quy định rõ thẩm quyền của các cơ quan này trong việc quyết định chủ trương chuyển đổi.

Tuy nhiên, theo ông Phan Xuân Dũng, rừng là tài nguyên quan trọng của quốc gia, do vậy đối với những dự án chuyển đổi diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ quy mô lớn cần phải có sự quyết định chủ trương của Quốc hội.

Việc giao thẩm quyền này cũng phù hợp với thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án quan trọng quốc gia và tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia quy định tại Luật Đầu tư công; thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo Luật Đất đai.

Chủ nhiệm Uỷ ban KH-CN-MT của Quốc hội Phan Xuân Dũng

Do đó, Điều 26 của Dự thảo Luật quy định Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 héc-ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển từ 500 héc-ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc-ta trở lên.

Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng từ 01 héc-ta đến dưới 50 héc-ta; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 10 héc-ta đến dưới 50 héc-ta; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển từ 10 héc-ta đến dưới 500 héc-ta; rừng sản xuất từ 50 héc-ta đến dưới 1.000 héc-ta.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 01 héc-ta; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới dưới 10 héc-ta; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển dưới 10 héc-ta; rừng sản xuất dưới 50 héc-ta.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cháy rừng kỷ lục tấn công Venezuela

Theo dữ liệu vừa công bố ngày 1/4, Venezuela đang phải đối mặt với số vụ cháy rừng kỷ lục khi hạn hán do biến đổi khí hậu tàn phá khu vực rừng nhiệt đới Amazon.

Cháy rừng kỷ lục tấn công Venezuela
Rừng phòng hộ hồ Quao bị chặt phá

Ông Nguyễn Bá Thạo, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền thông tin chiều 6/1, trong lúc tuần tra, bảo vệ rừng, lực lượng công an, quân sự xã Phong Mỹ phát hiện và bắt quả tang nhóm đối tượng có hành vi vào khu vực rừng phòng hộ hồ Quao khai thác cây keo lai bị chết và cây rừng để làm củi bán.

Rừng phòng hộ hồ Quao bị chặt phá
Tháo gỡ khó khăn, triển khai các nghị quyết của Quốc hội khoá XV

Ngày 6/9 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 62 điểm cầu tại các tỉnh/thành phố trong cả nước. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.

Tháo gỡ khó khăn, triển khai các nghị quyết của Quốc hội khoá XV
Return to top