ClockThứ Tư, 24/10/2018 09:17

Lần đầu phát hiện cơ thể người "nhiễm nhựa"

Nghiên cứu mới nhất từ nhóm nhà khoa học do chuyên gia Philipp Schwabl từ Trường ĐH Y Vienna (Áo) đứng đầu đưa ra kết quả bất ngờ: Cơ thể người có thể chứa đến 9 loại nhựa khác nhau, nhiều khả năng đến từ bao bì đồ ăn.

Nhật Bản triển khai kế hoạch xử lý “núi chất thải nhựa”EU hỗ trợ Đông Nam Á quản lý hiệu quả chất thải nhựaNhật Bản tham vọng giảm 25% số lượng chất thải nhựa vào năm 2030IEA: Nhựa và các sản phẩm hóa dầu sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầu

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện nhựa đi vào cơ thể người, trong khi nhiều nghiên cứu trước đó đã cho thấy các loài động vật biển bị nhựa "xâm nhập". 

Theo báo Guardian (Anh), các nhà khoa học xét nghiệm phân của 8 tình nguyện viên ở Anh, Phần Lan, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Ba Lan, Nga và Áo. Kết quả là tất cả mẫu xét nghiệm đều chứa microplastic - các hạt nhựa siêu nhỏ có kích thước nhỏ hơn 5 mm thường dùng trong những sản phẩm như mỹ phẩm nhưng cũng có thể do những mảnh nhựa lớn hơn (thường là trên biển) phân rã thành.

Theo nghiên cứu, trung bình mỗi 10 g phân chứa 20 hạt nhựa siêu nhỏ. Tổng cộng, nhóm tác giả liệt kê được 9 loại hạt nhựa rộng từ 50-500 micromet (1 micromet = 0,001 mm), phổ biến nhất là polypropylene (PP) và polyethylene terephthalate (PET) thường thấy trong bao bì đồ ăn, thức uống. 

Dựa trên nghiên cứu này, nhóm tác giả ước tính hơn 50% dân số thế giới có thể chứa hạt nhựa siêu nhỏ trong phân dù họ cho rằng cần những nghiên cứu quy mô lớn hơn để xác nhận.

Một phụ nữ làm việc trong nhà máy tái chế chai nhựa ở thủ đô Dhaka - Bangladesh Ảnh: Reuters

 Nhấn mạnh đây là nghiên cứu đầu tiên xác nhận điều mà nhiều nhà khoa học đã ngờ vực từ lâu, ông Schwabl nêu bật nguy cơ đáng ngại của hạt nhựa siêu nhỏ đối với con người, đặc biệt là người mắc bệnh đường tiêu hóa. "Các hạt nhựa siêu nhỏ có thể xâm nhập mạch máu, hệ bạch huyết, thậm chí tới gan" - ông Schwabl cảnh báo.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho biết thêm hạt nhựa trong ruột có thể ảnh hưởng tới phản ứng miễn dịch của hệ tiêu hóa hoặc tạo điều kiện cho cơ chế truyền hóa chất độc hại và tác nhân gây bệnh. 

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học không truy tìm nguồn gốc các hạt nhựa. Tuy nhiên, nhật ký ăn uống của các tình nguyện viên cho thấy tất cả đều dùng thức ăn, thức uống đựng trong đồ nhựa; không ai ăn chay và sáu người thường xuyên ăn cá biển.

Nhựa đang được sử dụng phổ biến và việc loại bỏ nó hoàn toàn khỏi chuỗi thức ăn là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Mỗi phút trên thế giới lại có khoảng 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ và con số này dự kiến tăng hơn 20% vào năm 2021. 

Nhiều lộ trình đang được gấp rút thực hiện để ngăn chặn sự gia tăng của đại nạn ô nhiễm nhựa. Trong đó, 8 tấn nhựa đổ ra biển mỗi năm đang là một trong những mục tiêu đẩy lùi của các chiến dịch hạn chế rác thải nhựa của Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức bảo vệ môi trường. 

Theo Người Lao Động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top