Thế giới

Lần đầu tiên máy bay khổng lồ A380 Airbus sử dụng nhiên liệu làm từ dầu ăn

ClockChủ Nhật, 03/04/2022 14:46
Máy bay chở khách khổng lồ A380 của Airbus lần đầu sử dụng 100% nhiên liệu bền vững, chủ yếu làm từ dầu ăn.

ASEAN và nỗ lực đàm phán quốc tế về đa dạng sinh học

Chiếc máy bay A380 Airbus ZEROe Demonstrator - Ảnh: AIRBUS

Máy bay được giới thiệu trong chuyến bay đột phá trên là Airbus ZEROe Demonstrator, một chiếc A380 được điều chỉnh động cơ để sử dụng cho các chuyến bay thử nghiệm, theo trang tin của Tập đoàn Airbus.

Đối với chuyến bay đặc biệt này, A380 đã sử dụng 27 tấn nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) - được làm chủ yếu bằng dầu ăn và mỡ thải. Nhiên liệu này cung cấp năng lượng cho động cơ Rolls-Royce Trent 900 của máy bay A380.

SAF là một chất thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Thay vì được tinh chế từ dầu mỏ, SAF được sản xuất từ ​​các nguồn tài nguyên như dầu có nguồn gốc sinh học, phụ phẩm nông nghiệp hoặc CO2 không hóa thạch. 

Hai chuyến bay đặc biệt của A380 dùng nhiên liệu SAF khởi hành từ sân bay Blagnac ở thành phố Toulouse (Pháp) đến sân bay Nice (Pháp) trong 2 ngày 28 và 29-3. Mỗi chuyến bay kéo dài 3 giờ.

Airbus A380 là chiếc máy bay phản lực thân rộng hai tầng, bốn động cơ, hai lối đi đầu tiên và lớn nhất trên thế giới đến thời điểm hiện tại do Airbus phát triển.

Trước đây, Airbus cũng đã tổ chức thành công chuyến bay thử nghiệm cho hai loại máy bay Airbus A350 và Airbus A319 sử dụng SAF vào năm 2021.

 Việc sử dụng nhiên liệu sinh học hiện nay để cung cấp năng lượng cho máy bay chở khách lớn nhất thế giới (A380) đánh dấu một bước tiến nữa của chương trình thử nghiệm. Airbus tham vọng đưa chiếc máy bay không phát thải đầu tiên trên thế giới ra thị trường vào năm 2035.

Airbus không đơn độc trong việc theo đuổi ngành hàng không sạch với nhiên liệu làm từ "dầu ăn".

Năm 2012, Boeing đã thực hiện chuyến vượt Thái Bình Dương chạy bằng nhiên liệu sinh học đầu tiên trên chiếc máy bay 787 Dreamliner của mình. Vào năm 2014, thậm chí Boeing còn mở một nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Trung Quốc để đảm bảo nguồn cung lâu dài.

Khi nhấn mạnh tiềm năng của SAF, Airbus đề cập đến báo cáo Waypoint 2050 do các chuyên gia hàng không hợp tác để phác thảo. Báo cáo này xác định việc triển khai SAF là cơ hội lớn duy nhất để đáp ứng các mục tiêu giảm 53-71% lượng phát thải carbon.

Hiện tại, tất cả các máy bay của Airbus đều có giấy phép bay với việc sử dụng hỗn hợp 50% dầu hóa thạch và 50% SAF. Airbus đặt mục tiêu đạt được chứng nhận 100% sử dụng SAF vào cuối thập kỷ này.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bù tiền vé máy bay… “vô duyên”

Đôi co qua lại, mà giờ bay thì đã cận kề, hỏi thì được “khuyên” sang quầy của hãng bay mà trình bày, nếu còn vé thì sẽ được đổi, còn không thì buộc phải hủy- Chúng tôi được cảnh báo! Hai vợ chồng lật đật chạy sang quầy của hãng bay...

Bù tiền vé máy bay… “vô duyên”
Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang lo ngại về thị trường tour nội địa, khi trần giá vé máy bay nội địa điều chỉnh tăng từ ngày 1/3/2024. Nỗi lo lớn nhất là lượng khách nội địa sẽ sụt giảm khi sắp vào mùa du lịch và doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc “ôm” vé giá rẻ như mọi năm.

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa
Giá vé máy bay và tàu đồng loạt giảm

Sau dịp cao điểm Tết Nguyên đán, thị trường vận tải, đặc biệt là hàng không và đường sắt đang ở giai đoạn thấp điểm, trước khi bước tiếp vào cao điểm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 hàng năm. Theo đó, giá vé máy bay và tàu ở giai đoạn này đang đồng loạt giảm.

Giá vé máy bay và tàu đồng loạt giảm
Return to top