Thế giới

Lần đầu tiên, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá ngừng gia tăng

ClockThứ Năm, 19/12/2019 08:38
TTH.VN - Số nam giới hút thuốc và sử dụng thuốc lá đã lần đầu tiên ngừng tăng lên, đánh dấu một bước ngoặt trong đại dịch toàn cầu đã giết chết hàng chục triệu người trong nhiều thập kỷ qua, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết sáng nay (19/12).

Philippines mạnh tay chống thuốc lá điện tửÁo chính thức áp dụng lệnh cấm hút thuốc trong nhàIndonesia dự kiến tăng thuế thuốc lá lên mức kỷ lục vào năm 2020Nhật Bản: Tỉ lệ hút thuốc thụ động tại công sở giảm xuống dưới 30%WHO: Cần thêm nhiều hành động trong cuộc chiến chống thuốc lá toàn cầu

 

Số nam giới hút thuốc và sử dụng thuốc lá đang lần đầu tiên ngừng gia tăng. Ảnh minh hoạ: Indian Express/VOV

Số nam giới hút thuốc và sử dụng thuốc lá đã lần đầu tiên ngừng tăng lên, đánh dấu một bước ngoặt trong đại dịch toàn cầu đã giết chết hàng chục triệu người trong nhiều thập kỷ qua, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết sáng nay (19/12).

Theo WHO, sự thay đổi trong xu hướng hút thuốc toàn cầu cho thấy những nỗ lực của các chính phủ trong việc kiểm soát thuốc lá đang phát huy tác dụng trong việc "cứu sống, bảo vệ sức khỏe con người và đánh bại thuốc lá".

"Trong nhiều năm nay, chúng ta đã chứng kiến ​​số lượng nam giới sử dụng các sản phẩm thuốc lá tăng lên đều đặn. Nhưng giờ đây, lần đầu tiên, tỷ lệ nam giới sử dụng thuốc lá đã chừng lại, do các chính phủ thắt chặt các điều luật nghiêm ngặt hơn trong ngành công nghiệp thuốc lá", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh trong một tuyên bố. Theo đó, WHO cũng cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước để duy trì xu hướng giảm này.

Hút thuốc gây ung thư phổi và các bệnh về đường hô hấp khác, đồng thời cũng là yếu tố nguy cơ chính của các bệnh tim mạch như đột quỵ và bệnh tim, ung thư miệng, vòm họng và các loại ung thư khác.

Theo dữ liệu của WHO, mỗi năm có hơn 8 triệu người chết vì sử dụng thuốc lá.  Hơn 7 triệu ca tử vong là do sử dụng thuốc lá trực tiếp trong khi khoảng 1,2 triệu người còn lại là những người hút thuốc thụ động, hít phải khói thuốc lá.

Năm 2018, số người hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá trên toàn thế giới giảm hơn 60 triệu người so với năm 2000, báo cáo của WHO cho biết, với tổng số người sử dụng thuốc lá giảm xuống còn 1,337 tỷ người trên toàn cầu vào năm 2018 từ mức 1,394 tỷ vào năm 2000.

Sự suy giảm này trước đây chủ yếu do sự suy giảm tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái hút thuốc, trong khi số nam giới sử dụng thuốc lá vẫn tăng khoảng 40 triệu người, đạt 1,093 tỷ người trong giai đoạn 2000-2018. Nhưng báo cáo mới nhất này cho thấy số nam giới sử dụng thuốc lá đã ngừng tăng và dự kiến ​​sẽ giảm. Theo báo cáo, vào năm 2020, số người sử dụng thuốc lá nói chung, cả nam và nữ, sẽ giảm hơn 10 triệu người so với năm 2018 và đến năm 2025, con số đó sẽ giảm thêm 27 triệu người nữa.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters) 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Thử nghiệm cho thấy vaccine sốt rét thứ hai có tính bảo vệ cao

Kết quả vừa được công bố từ một thử nghiệm quy mô lớn cho thấy loại vaccine sốt rét do Đại học Oxford và Viện Huyết thanh Ấn Độ phát triển - được gọi là R21, đã giúp ngăn ngừa khoảng 3/4 số ca sốt rét có triệu chứng ở trẻ nhỏ trong năm đầu tiên sau khi chúng được tiêm phòng.

Thử nghiệm cho thấy vaccine sốt rét thứ hai có tính bảo vệ cao
WHO kêu gọi đổi mới nỗ lực toàn cầu để loại bỏ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên

Trong Ngày Thế giới phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên năm nay (30/1/2024), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo, cộng đồng và các đối tác cùng đoàn kết và hành động để giải quyết và loại bỏ sự bất bình đẳng gây ra các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs).

WHO kêu gọi đổi mới nỗ lực toàn cầu để loại bỏ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên
WHO: Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu

Số ca mắc bệnh sởi đã tăng vọt ở châu Âu trong năm 2023 lên 42.200 ca, cao hơn gần gấp 45 lần so với một năm trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết; đồng thời kêu gọi các nỗ lực tiêm chủng khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan.

WHO Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu
Return to top