ClockThứ Sáu, 07/05/2021 12:57

Lặng lẽ công việc dập văn bia cổ

TTH.VN - Dập các văn bia không chỉ mất rất nhiều thời gian mà cần tinh thần làm việc khoa học, bài bản một cách tỉ mỉ cũng như niềm say mê vô tận với công việc này. Việc dập văn bia vừa bảo tồn văn tự cổ vừa phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày.

Thêm 5 di tích được công nhận di tích cấp tỉnhBến Văn Lâu, ngày xưa từng đã rộn ràngBia ghi công hai chú chó của cụ PhanVài nghi vấn từ bia mộ nhà chí sĩ yêu nước Tăng Bạt HổTấm bia “Lợi Nông hà” và chính sách trị thủy của nhà Nguyễn

Công việc dập văn bia cổ được các chuyên gia, nhà nghiên cứu thực hiện ở nhiều nơi trong tỉnh

Theo chân một nhóm chuyên dập văn bia cổ trên địa bàn tỉnh, chúng tôi mới hiểu được sự vất vả, gian truân mà của những người làm công việc thầm lặng này. Văn bia từ chùa chiền, đình thờ, các di tích, danh thắng… thường được các chuyên gia nghiên cứu ưu tiên dập. Tuỳ theo kích thước và những hình khối trên mỗi văn bia, thời gian dập sẽ khác nhau.

Anh Lê Thọ Quốc – cán bộ Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế - người thường xuyên làm công tác dập văn bia kể rằng, có văn bia chỉ cần dập vài ba tiếng sẽ xong, nhưng cũng có vài văn bia dập mất vài ngày với nhiều người làm cùng lúc. “Có khi thành công, nhưng cũng có khi hư hỏng, phải làm lại”, anh Quốc nói.

Trước khi tiến hành dập một văn bia nào đó, các thành viên phải lần lượt các thao tác theo quy trình của công việc như làm sạch văn bia, tạo lớp chất kết dính, ấp dán loại giấy chuyên dụng, rồi sau đó mới tiến hành công đoạn chính dập mực lên từng kí tự, hình khối.

Đến thời điểm này, anh Quốc cùng nhiều cộng sự của mình đã thực hiện dập hàng trăm văn bia. Không chỉ ở Huế, đoàn còn thực hiện công việc này ở nhiều tỉnh, thành khác trong quá trình nghiên cứu, lưu trữ tư liệu.

Những hình ảnh về công việc dập văn bia được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Trước khi thực hiện công việc dập, các chuyên gia tiến hành một số công đoạn kĩ thuật như làm sạch, quét chất kết dính

Những hoa văn được dập nổi lên trên mặt giấy rất đẹp mắt

Công việc này không chỉ mất thời gian mà đòi hỏi sự tỉ mỉ, am hiểu

Những dòng kí tự được dập lần lượt hiện ra 

Để dập được những kí tự, hoa văn trên văn bia đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu các kĩ thuật, tận tuỵ với công việc

Các chuyên gia dập văn bia trong chùa Thiên Mụ

Một bản dập được phơi khô

Đây được xem là công việc thầm lặng, phục vụ cho việc nghiên cứu, lưu trữ

Clip dập văn bia

N. MINH (thực hiện)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top