ClockThứ Năm, 30/05/2019 06:45

Lặng lẽ nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTH - Đó là ông Đào Phan, tên thật là Đào Duy Dếnh. Nếu còn sống, năm nay ông vừa tròn 100 tuổi. Xuất thân trong gia đình trí thức yêu nước, người anh cả của ông là Đào Duy Anh (một học giả nổi tiếng Việt Nam, là nhà từ điển học, nhà sử học, nhà văn hóa học) từng làm việc tại Huế, đã đưa Đào Duy Dếnh vào Huế ăn học.

Tập tài liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí MinhChủ tịch Hồ Chí Minh và Cố vấn Vĩnh Thụy

Một tác phẩm của ông Đào Phan

Ảnh hưởng tư tưởng yêu nước của Đào Duy Anh, ông đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia hoạt động bí mật cho Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong lịch sử Đảng bộ TP. Huế, ông là bí thư Thành ủy trẻ nhất khi mới 17 tuổi (vào năm 1937).

Quá trình hoạt động trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ giữa thập niên 30 của thế kỷ XX, ông đã trải qua nhiều cương vị, từng bị địch bắt và giam cầm ở một số nhà tù, đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử xảy ra đương thời. Điều này, không chỉ tác động đến cuộc đời, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trong nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này của ông. Có thể tìm thấy điều đó trong cuốn sách "Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa" của Đào Phan, vừa được Nhà xuất bản Văn học ra mắt bạn đọc. Đây là công trình nghiên cứu công phu, tâm huyết, và đầy đặn của ông về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dày trên 1.000 trang, cuốn sách là tập hợp từ bộ ba tác phẩm nghiên cứu của Đào Phan về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xuất bản và tái bản nhiều lần: "Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa" (1991), "Đạo Khổng trong văn Bác Hồ" (1996), "Suy tưởng trước Ba Đình" (1998).

Sở dĩ nói ông là người lặng lẽ tự nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi lẽ sau khi Bác qua đời năm 1969, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh vô cùng ác liệt (cả hai miền Nam - Bắc ngày đêm không ngớt tiếng bom rơi, đạn nổ); đời sống kinh tế hết sức khó khăn, thiếu thốn; tư liệu về Bác Hồ còn rất ít lại phân tán. Vượt qua cản trở, thử thách, ông lặng lẽ, miệt mài, chuyên tâm lục tìm tư liệu, gặp những nhân chứng có liên quan như (đồng chí Vũ Kỳ, nhà văn Sơn Tùng…); để từ đó lần lượt cho ra đời những công trình nghiên cứu có giá trị sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Những thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, thời điểm còn rất ít người nghiên cứu về đề tài này như hiện nay. Với tấm lòng của một chiến sĩ cộng sản có trí thức, ông đã hoàn thành những tác phẩm góp phần làm sáng tỏ tư tưởng và văn hóa Hồ Chi Minh”, như lời giới thiệu cuốn sách xuất bản lần này đã ghi nhận.

Tấm gương sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thật sự cảm hóa Đào Phan, thôi thúc ông tự nghiên cứu và viết những tác phẩm về Người. Ông chọn cách tiếp cận đa chiều và góc nhìn văn hóa trong quá trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là, tự nghiên cứu là chính, kết hợp nhuần nhuyễn và sáng tạo giữa sự hiểu biết của tri thức văn hóa, quá trình hoạt động cách mạng của bản thân, tư liệu, sách báo đã xuất bản, gặp gỡ và trao đổi với một số nhà nghiên cứu có kinh nghiệm nghiên cứu về Bác, những nhân chứng đã từng sống và làm việc bên Bác,… từ đó tái hiện hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với những biểu hiện về tài năng, đạo đức, phong cách khác lạ nhưng lại vô cùng bình dị và gần gũi, gắn bó mật thiết với Nhân dân, với đất nước mình. Văn phong ông viết không khô cứng như thể loại nghiên cứu thường thấy, mà rất mềm mại, uyển chuyển, hấp dẫn, lôi cuốn… như một sáng tác về để tài văn hóa, văn học. Đây là nét độc đáo của tác giả khi nghiên cứu về Bác Hồ.

Đồng chí Vũ Kỳ cách đây 20 năm khi giới thiệu tác phẩm: "Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa” của Đào Phan đã viết: “Trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay và thời gian tương đối ngắn so với đề tài sáng tác, quả là tác giả đã cố gắng làm tròn công việc mà không mấy ai làm kịp được lúc này…; là một người phục vụ Bác Hồ lâu năm, tôi càng sung sướng khi thấy quyển sách đã nêu được những đường nét sống động và chân thật của Người. Hình ảnh của bậc vĩ nhân đã biểu hiện tập trung biết bao giá trị qua cả cổ kim và đông tây, những tiếng nói mang "nhân tình” và “nhân tâm”…tôi chỉ xin nêu vắn tắt mấy nét nổi bật của một sáng tác rất đáng hoan nghênh”.

"Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa" là cuốn sách ẩn chứa hàm lượng văn hóa, sử học, văn học, triết học,… nhất định, có tính thực tiễn, đáng đọc và suy ngẫm, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi Đảng ta đang phát động và quán triệt sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

Lê Viết Xuân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top