ClockThứ Năm, 01/04/2021 13:15

Làng mai vàng truyền thống Điền Hòa

TTH - Xã Điền Hòa ở vùng “ngũ điền” ven biển của huyện Phong Điền, nơi đây không chỉ khi có phát động của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trồng “mai vàng trước ngõ”, mà có truyền thống trồng nhiều mai vàng trong các gia đình đã lâu.

“Sốt” hoa mai vàng Thế ChíQuảng Điền trồng thêm 1.000 cây mai vàng ngày cuối tuầnĐưa Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở mai vàng

Chăm sóc đường mai tại trung tâm xã

Tuy vùng đất cát bạc màu nhưng với niềm đam mê tiếp nối nhiều thế hệ của làng, nhất là thôn Nhất Tây gia đình nào cũng đầu tư chăm sóc mai vàng trồng trước sân mong đến tết nở hoa đúng dịp như báo hiệu sự thịnh vượng cả năm. Trước đây kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng ở Điền Hòa đều duy trì đầu xuân, ngày tết tại trung tâm của làng có tổ chức cây đu và hội thi mai cảnh, chấm giải thưởng rất sôi nổi.

Nhờ cây mai vàng mà nhiều gia đình có thu nhập, mới đầu năm Tân Sửu đã có gia đình bán cây mai được 500 triệu đồng, còn cây có giá từ 100 đến 200 triệu đồng thì hàng năm có nhiều nhà bán được. Khu văn hóa trung tâm xã có đường dừa hạnh phúc hơn 2 km rợp bóng cây, dưới gốc là ghế đá công viên do các cặp tân hôn đóng góp hình thành. Khi mở rộng đường bê tông xây dựng nông thôn mới phải phá bỏ 2 hàng dừa, xã có chủ trương giao cho mỗi đoàn thể thuộc khối Mặt trận đóng góp cây và chăm sóc, mỗi thôn đóng góp một cây thành đường mai vàng tập trung ở khu trung tâm được 40 cây đã lớn, tết Tân Sửu đã khoe sắc hoàng mai.

Thực hiện chủ trương “mai vàng trước ngõ”, Điền Hòa là xã sớm tổ chức ra quân trồng vườn mai vàng tập trung hơn 400 cây từ 1 đến 2 năm tuổi giống.

Ông Đặng Văn Thi, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Điền Hòa cho biết: Nhận trách nhiệm với lãnh đạo xã, các đoàn thể khối Mặt trận, nòng cốt là hội viên cựu chiến binh đã vận động sự đóng góp của con em làm ăn xa, gia đình có điều kiện hảo tâm ủng hộ tạo quỹ đầu tư hơn 500 triệu đồng để xã hội hóa mua cây mai, lắp đặt hệ thống tưới, dưới mỗi gốc mai lớn có một vòi nước. Các đoàn thể phối hợp phân công nhau định kỳ dọn vệ sinh, tỉa cành chăm sóc cây mai phát triển xanh tốt.

Chắc chắn thời gian tới, tết đến xuân sang, mai vàng khoe sắc không chỉ mọi gia đình mà các khu trồng tập trung sẽ tạo điểm nhấn của làng mai truyền thống. Cùng với cây dừa, cây mai trên cạn, cây sen ở các hồ, đầm xung quanh, đường nông thôn sạch, đẹp, sáng, chắc chắn Điền Hòa sẽ là điểm đến du xuân hấp dẫn.    

Bài, ảnh: Nguyễn Văn Lưu

(Hội CCB tỉnh)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống

Đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, gắn với đời sống sông nước và truyền thống nông nghiệp lúa nước, lễ hội đua thuyền là một sinh hoạt văn hóa phổ biến, có lịch sử lâu đời, được thực hiện với mục đích chính là cầu ngư, cầu mưa, cầu an và thể hiện tinh thần thượng võ, vui chơi giải trí.

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống
Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới

Ngày 30/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức cho 115 chiến sĩ mới dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Phòng Truyền thống BĐBP tỉnh. Đây là một trong những hoạt động giáo dục truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ; đặc biệt là chiến sĩ mới (CSM) nhập ngũ năm 2024.

Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới
Huế & hoàng mai

Ký ức một thời lại về trong mỗi người, mỗi gia đình khi sắc màu hoàng mai rực vàng khu vực vườn mai trước Đại Nội. Cái đẹp rực rỡ biểu trưng của mùa xuân, cho sự đoàn tụ gia đình, sự hòa hợp đất trời, dân tộc. Hoàng mai đã vượt lên trên giá trị một loài hoa để trở thành biểu tượng của đất Cố đô.

Huế  hoàng mai

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top