ClockChủ Nhật, 15/01/2017 06:36

Lãng phí

TTH - Chúng ta chưa giàu có gì nhưng đã lãng phí. Điều này dễ dàng nhận thấy trên rất nhiều lĩnh vực. Một đoạn đường vừa mới làm xong có khi chưa lâu thì đã đào lên để thực hiện nhiệm vụ của một ngành nào đó.

Nói về xây dựng, tất nhiên, muốn thực hiện một công trình đều phải có dự toán và được phê duyệt. Tuy nhiên, nếu nhìn trong mối quan hệ vốn cho đầu tư xã hội thì rõ ràng là lãng phí. Ở đây có thể đo đếm được bằng tiền rất cụ thể. Nhưng có những lĩnh vực khó đo đếm hơn nhưng chúng ta cũng “cảm thấy” được lãng phí, như giáo dục. Học hàm, học vị nhiều nhưng số lượng đề tài nghiên cứu hàng năm tạo ra không tương xứng. Hàng ngàn cử nhân đại học được đào tạo ra nhưng không biết làm gì và không ít trong số đó quay trở lại học nghề, làm công nhân…

Đó là những vấn đề lớn, muốn tránh lãng phí đòi hỏi những giải pháp tổng thể. Thôi thì hãy nhìn những vấn đề nhỏ hơn, sát sườn hơn với chúng ta. Theo một số liệu thống kê, lượng thực phẩm dư thừa toàn TP. Huế mỗi ngày bỏ đi trở thành rác thải chiếm đến hơn 60% tổng lượng rác thải của thành phố. Đây là con số cũng đáng để chúng ta suy nghĩ.

Đối với một nền nông nghiệp chưa phát triển, việc làm ra một lượng lương thực - thực phẩm nào đó không phải là dễ dàng. Thêm vào đó, việc bảo quản sau thu hoạch còn nhiều yếu kém thì việc thất thoát là điều không tránh khỏi. Vấn đề đáng nói là lãng phí trong sử dụng lương thực - thực phẩm.

Hãy thử một lần quan sát cách ăn uống của khách nước ngoài, nhất là khách đến từ phương Tây, nghĩa là một nơi kinh tế phát triển, mức sống người dân khá cao. Phần lớn khách nước ngoài bữa ăn của họ hết sức đơn giản và tiết kiệm. Họ gọi thứ gì là ăn hết thứ đó, nếu ăn không hết thì họ gói mang về. Còn Việt Nam chúng ta dường như không như họ…

Tôi đã có dịp đi Singapore và trong mấy ngày ở đó, chỉ có duy nhất một lần nhà tổ chức tour tổ chức ăn ở một nhà hàng tự chọn. Đó là một nhà hàng hải sản tươi sống. Có đến vài ba chục món hải sản tươi sống tự chọn tươi ngon, khách ăn uống thoải mái không hạn chế. Nhưng trên các kệ đựng hải sản có lời nhắc nhở:“Quí khách nào để thừa thức ăn sẽ bị phạt”. Với họ, dù anh có bỏ tiền ra anh cũng phải sử dụng làm sao để đừng không lãng phí. Và lời nhắc nhở đó chẳng những không thừa mà còn hiệu quả. Chẳng có du khách nào dám lấy thức ăn quá nhiều để mà thừa. Hơn cả sự tiết kiệm mà ở đây nó chứa đựng cả sự văn minh. Còn ở Việt Nam mình thì sao? Có vẻ như không được như họ. Chưa thấy hàng quán ăn nào công khai nhắc nhở điều này . 

Trở lại con số 60% lượng thực phẩm thải ra trong tổng lượng chất thải một ngày của thành phố (tất nhiên không phải tất cả đã qua chế biến). Con số ước tính là 240 tấn một ngày. Rõ ràng là một con số không nhỏ. Điều này gợi nhớ đến cái cách mà chúng ta sử dụng lương thực - thực phẩm đôi khi thiếu sự tiết kiệm cần thiết.

Có lẽ trong từng bữa ăn của mỗi gia đình ít khi mà chúng ta lãng phí. Lãng phí nhiều là ở các hàng quán, đặc biệt là những dịp tiệc tùng. Mà tiệc tùng của Việt Nam ta thì có vẻ rất nhiều: lễ lượt, cưới hỏi, mời mọc, chiêu đãi… Ví như một tiệc mừng gì đó (có khi lên đến hàng trăm khách). Một nếp nghĩ đã hình thành từ lâu là dự tiệc phải có một khoản tiền mừng. Gia chủ phải đáp lại cái sự mừng ấy cho xứng đáng. Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên gì có nhiều cuộc tiệc, trên mỗi bàn, thức ăn thừa lại ê hề. Rất có thể một lượng thức ăn sẽ tái sử dụng ở các quán ăn khác, nhưng cũng có thể không ít trong số đó phải bỏ đi, và trở thành rác thải.

Thật tình mà nói, nếu tiền của anh tự bỏ ra anh có bao giờ lãng phí như vậy không? Nếu có thì chắc cũng là số ít. Sự lãng phí thường bắt gặp là ở những cuộc mà tiền sử dụng là của chung, nghĩa là không phải của một ai cụ thể. Vì không phải của mình nên không xót. Có những cuộc chiêu đãi nhau, tưởng là tiền riêng của người mời nhưng đôi khi bản chất của nó là tiền chung.

Khổ nỗi, những điều này đã diễn ra quá lâu ngày, nó trở thành bình thường. Nó bình thường đến độ ít ai để ý nữa. Chính vì vậy, muốn khắc phục hoặc hạn chế kiểu lãng phí này cũng không phải dễ, trừ khi cải thiện được nguyên nhân gây ra sự lãng phí.

LÊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo như vậy tại buổi nói chuyện với cán bộ, công chức ngành Thanh tra tỉnh về định hướng xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, diễn ra chiều 22/1.

Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm
Ngành thanh tra
Cần nghiệp vụ tinh thông, đạo đức trong sáng, làm việc công tâm

Ngày 29/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến, tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của ngành Thanh tra. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong; tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương và đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tham dự.

Cần nghiệp vụ tinh thông, đạo đức trong sáng, làm việc công tâm
Các dự án đầu tư công:
Chậm tiến độ, đội vốn & nguy cơ lãng phí đầu tư - Bài 2: Nên thành lập tổ công tác giải phóng mặt bằng

Để đảm bảo các dự án hoàn thành, tránh gây lãng phí đầu tư, ngoài xử phạt, chấm dứt hợp đồng, chủ đầu tư đã đề xuất UBND tỉnh xem xét gia hạn thời gian thực hiện toàn bộ dự án. Đồng thời, đề xuất phương án thành lập tổ công tác thực hiện giải phóng mặt bằng cho DA để đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, đảm bảo tiến độ thực hiện.

Chậm tiến độ, đội vốn  nguy cơ lãng phí đầu tư - Bài 2 Nên thành lập tổ công tác giải phóng mặt bằng
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG:
Chậm tiến độ, đội vốn & nguy cơ lãng phí đầu tư - bài 1: Mặt bằng sạch vẫn “ì ạch” thi công

Nhiều dự án “ì ạch” thi công dẫn đến chậm tiến độ các hạng mục, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và nguy cơ lãng phí đầu tư. Công tác xử phạt nhà thầu, chấm dứt hợp đồng được các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai cùng nhiều giải pháp tích cực nhằm đưa các dự án trọng điểm hoàn thành đi vào khai thác.

Chậm tiến độ, đội vốn  nguy cơ lãng phí đầu tư - bài 1 Mặt bằng sạch vẫn “ì ạch” thi công
Return to top