ClockThứ Tư, 21/09/2016 13:28

Lãng phí sách giáo khoa

Việc sách bài tập (đi kèm sách giáo khoa) được in ấn khá công phu nhưng chỉ sử dụng được một lần, vì học sinh viết trực tiếp vào, gây lãng phí không nhỏ. Tuy nhiên, các trường ở thành thị yêu cầu học sinh nào cũng phải có.

Năm 2013, Bộ GD-ĐT có công văn gửi các sở GD-ĐT hướng dẫn khá chi tiết về việc sử dụng sách giáo khoa (SGK), tài liệu tham khảo trong trường phổ thông. Theo công văn này, hiện nay giáo dục phổ thông vẫn chỉ có 1 bộ SGK do Bộ trưởng GD-ĐT ban hành. Đây là tài liệu chính để giáo viên (GV) và học sinh (HS) sử dụng trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Sách bài tập do NXB Giáo dục VN tổ chức biên soạn dựa theo SGK, được Bộ GD-ĐT thẩm định, cho phép xuất bản, in và phát hành. GV có thể tham khảo sách bài tập sau khi đã xem xét sự phù hợp của nội dung bài tập với nội dung bài dạy.

Cũng tại công văn này, Bộ GD-ĐT khẳng định: “Các tổ chức, cá nhân thuộc sở và phòng GD-ĐT tuyệt đối không được thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc giới thiệu, quảng bá, vận động mua, phát hành sách tham khảo tới HS hoặc phụ huynh dưới bất kỳ hình thức nào”.

Mặc nhiên coi là sách bắt buộc

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên, bộ SGK dù phát hành tới các trường hay bán ở hiệu sách của NXB Giáo dục VN cũng đều bao gồm cả sách bài tập.

Các trường ở khu vực thành thị vẫn mặc nhiên cho HS làm bài trong sách bài tập vào các buổi học thứ hai hoặc bài tập về nhà. Nhiều phụ huynh khi được hỏi cũng không phân biệt được đâu là sách bắt buộc, đâu là loại sách không bắt buộc đối với mỗi HS. Hầu hết đều coi việc mua sách bài tập là điều đương nhiên, không bàn cãi.

Học sinh viết luôn vào sách

Một phụ huynh có con học lớp 3 ở Hà Nội ngạc nhiên khi phóng viên Thanh Niên hỏi có cho con sử dụng sách bài tập hay không. “Ngày nào cô giáo cũng yêu cầu con làm bài tập vào trong sách bài tập, sao lại không sử dụng được?”, phụ huynh này nói.

Còn một GV dạy tại Trường tiểu học Quang Trung, Q.Đống Đa (Hà Nội), cho biết: “Thường thì nhà trường sẽ yêu cầu HS viết vào

SGK tiểu học có 4 - 5 cuốn nhưng “cõng” trên dưới 10 cuốn bài tập

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.1 (TP.HCM) cho biết chương trình SGK tiểu học hiện tại có khoảng 4 - 5 cuốn SGK nhưng có tới trên dưới 10 cuốn sách bài tập. Giá mỗi bộ sách bài tập cũng khoảng gần 100.000 đồng. “Mặc dù chủ trương của Bộ là không bắt buộc HS mua đủ bộ sách bài tập nhưng để tạo điều kiện cho HS rèn luyện trái buổi, trường vẫn vận động phụ huynh mua sách này để tiện cho việc dạy và học”, vị này nói.

sách bài tập bằng bút chì để nếu cần có thể tẩy đi để sử dụng lại”.

Trong khi đó, ông Trần Văn Xuyên, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hua Thanh (Điện Biên), cho hay HS ở vùng sâu, vùng xa chủ yếu dùng sách do địa phương cấp bằng ngân sách của địa phương nên những gì không thuộc danh mục bắt buộc HS sẽ không phải mua và cũng không được cấp. HS chỉ có cách tự làm bài tập vào vở. Tuy nhiên, hầu như với HS tiểu học đã được học 2 buổi/ngày thì không giao bài tập về nhà.

Đại diện Vụ Giáo dục tiểu học khẳng định: “Sách bài tập đi kèm SGK hiện Bộ không cấm nhưng không bắt buộc, Bộ chỉ có chỉ đạo chung là các cơ sở giáo dục không được ép HS mua sách hoặc tài liệu tham khảo ngoài danh mục mà Bộ quy định. Nếu phụ huynh đồng thuận mua và việc sử dụng có hiệu quả, không gây quá tải cho HS thì Bộ không cấm”.

Đã từng “cấm”

Cách đây hơn 10 năm, bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2004 - 2005, Bộ GD-ĐT có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục không sử dụng sách bài tập đối với HS các khối lớp 1, 2, 3 nhằm giảm tải việc học tập và tránh lãng phí khi yêu cầu tất cả HS phải mua sách bài tập và chỉ sử dụng được một lần bởi sách này được thiết kế để HS viết trực tiếp bài làm vào dưới mỗi đề bài.

Lệnh cấm này thời gian đó vấp phải phản ứng của phụ huynh ở các khu vực thành thị, với lý giải nếu cấm sử dụng sách bài tập nhưng HS vẫn phải làm thì cũng không giảm tải được, vì HS phải mất công, mất thời gian chép lại đề bài.

Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng nếu mỗi năm, hàng trăm triệu bản được in ra nhưng sách đó chỉ học xong rồi cất hoặc vứt bỏ thì sẽ lãng phí tiền tỉ và HS lứa sau không dùng được sách của HS lứa trước.

Dù có những ý kiến trái chiều như vậy, nhưng sách bài tập của tất cả các lớp vẫn được NXB Giáo dục VN phát hành đều đặn hằng năm và phụ huynh vẫn mua cho con sử dụng.

Trường nào làm nghiêm theo tinh thần chỉ đạo của Bộ thì sách bài tập này không sử dụng trong giờ học trên lớp, nhưng nhiều trường ở khu vực thành thị vẫn yêu cầu HS làm vào sách bài tập ở nhà. Còn khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, thì hầu như HS chỉ sử dụng SGK và làm bài tập vào vở mà không mua sách bài tập.

Danh mục bắt buộc không có sách bài tập

Văn bản hướng dẫn của Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT hằng năm đều nêu rõ những loại sách bắt buộc với mỗi HS tiểu học nhưng cũng ghi chú thêm rằng đây chỉ là “danh mục tối thiểu”.

Theo đó, HS từ lớp 1 - 3 sẽ bắt buộc phải có 6 loại sách, từ lớp 4 - 5 sẽ có 9 loại sách. Cụ thể, đối với HS lớp 1, cần phải có các loại tiếng Việt (tập 1 - 2), vở tập viết (tập 1 - 2), toán, tự nhiên và xã hội; HS lớp 2 gồm tiếng Việt (tập 1 - 2), vở tập viết (tập 1 - 2), toán, tự nhiên và xã hội; HS lớp 3 gồm tiếng Việt (tập 1 - 2), vở tập viết (tập 1 - 2), toán, tự nhiên và xã hội.

Các loại sách của HS lớp 4 gồm tiếng Việt (tập 1 - 2), toán, đạo đức, khoa học, lịch sử và địa lý, âm nhạc, mỹ thuật, kỹ thuật; HS lớp 5 gồm tiếng Việt (tập 1 - 2), toán, đạo đức, khoa học, lịch sử và địa lý, âm nhạc, mỹ thuật, kỹ thuật.

Theo Thanh niên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Chế biến trà từ hoa sim

Từ việc nghiên cứu đề tài tham dự cuộc thi khoa học – kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, nhóm học sinh Trường THPT Đặng Trần Côn đã chế biến trà túi lọc từ hoa sim, một sản phẩm độc đáo từ nguồn nguyên liệu địa phương.

Chế biến trà từ hoa sim
Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top