Kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn
Làng thanh niên... khó lập nghiệp
TTH - So với ngày đầu, sau 6 năm hình thành, cuộc sống của các hộ ở Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới (xã Hương Phong, huyện A Lưới) đã ổn định nhưng vẫn nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
Dự án Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới (gọi tắt là làng lập nghiệp) được Trung ương Đoàn phê duyệt và khởi công tháng 9/2009, với diện tích hơn 50 ha. Năm 2011, 19 hộ thanh niên đầu tiên đăng ký đến lập nghiệp. Mỗi hộ lên lập nghiệp được cấp 2.000m2 đất ở và đất vườn, 20 triệu đồng hỗ trợ di dân tái định cư, 2ha đất rừng để sản xuất, 5 triệu đồng tiền con giống…
Chị Thoan chăn nuôi thêm đàn gia cầm để kiếm thêm thu nhập
Năm 2014, sau khi làng tiếp tục đón thêm 26 hộ mới, dự án đã được bàn giao cho địa phương với tổng số 45 hộ (trong đó có 11 hộ đồng bào dân tộc thiểu số). Các công trình hạ tầng gồm hệ thống giao thông, điện, nước sinh hoạt, nhà mẫu giáo, sân thể thao…cơ bản đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các hộ.
Thiếu đất sản xuất
Là một trong những hộ định cư đầu tiên, vợ chồng anh Hoàng Quốc Linh – chị Trần Thị Thu Thoan xây dựng được ngôi nhà to nhất làng, có phòng khách, hai phòng ngủ, một phòng bếp và tương đối đầy đủ các vật dụng. Từ khi lên định cư, anh chị đã chào đón đứa con thứ hai của mình trong ngôi nhà mới.
Anh Linh kể: “Vợ chồng em trước ở Phong Mỹ (Phong Điền). Sau 2 năm đi xuất khẩu lao động trở về, cuộc sống cũng chẳng khá hơn. Sau khi biết làng tuyển chọn các hộ thanh niên xung kích đến lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, vợ chồng liền đăng ký. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng sau khi gắn bó, vợ chồng em đã xem làng như quê hương thứ hai của mình…”.
Mới đến làng được ít năm, gia đình anh chị Trần Văn Dương – Nguyễn Thị Hiền (cũng quê ở Phong Mỹ - Phong Điền) đã có cơ ngơi khá đàng hoàng, với ngôi nhà kiên cố cùng khu vườn trồng chuối, sắn, đậu các loại và chăn nuôi gia cầm. Chị Hiền tâm sự: "Hiện nay, cuộc sống của gia đình cơ bản ổn định song việc sản xuất vẫn còn khó khăn do đất đai bạc màu và thiếu vốn đầu tư. Đây cũng là tình cảnh chung của các hộ".
Về khó khăn ở làng lập nghiệp, Chủ tịch UBND xã Hương Phong Mai Văn Linh cho biết, hiện làng có hơn 20 hộ chưa được cấp 2ha đất rừng sản xuất như dự án nên xã đã linh động cấp cho mỗi hộ 0,7ha đất rừng từ quỹ đất của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 92 bàn giao lại, góp phần giải quyết khó khăn cho các hộ. Do chậm được cấp đất rừng nên thu nhập của các hộ chủ yếu dựa vào chăn nuôi, cây trồng trong vườn và đi phụ thợ nề, phát rừng thuê…
Giải thích bất cập trên, ông Nguyễn Duy Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, đại diện Ban quản lý dự án trước đây cho hay: "Vùng qui hoạch dự án có sự chồng chéo với diện tích của Công ty cổ phần Giống cây trồng vật nuôi tỉnh và khu tái định cư thủy điện A Lưới; đồng thời, việc thu hồi diện tích từ Đoàn Kinh tế Quốc phòng 92 gặp khó khăn, nên ảnh hưởng đến công tác đền bù, thu hồi, bố trí đất, đặc biệt là đất sản xuất cho thanh niên lập nghiệp.
Chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Ngoài khó khăn về đất sản xuất, một khó khăn khác của các hộ dân ở làng lập nghiệp là chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Anh Nguyễn Văn Dự, hộ đồng bào ở xã A Ngo (A Lưới) chuyển đến làng lập nghiệp cuối năm 2013 cho hay: “Thanh niên lên vùng đất mới lập nghiệp phần lớn có hoàn cảnh khó khăn, nhưng đến nay vẫn chưa được quan tâm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nên không có điều kiện thế chấp vay vốn đầu tư phát triển kinh tế”.
Theo anh Nguyễn Văn Duy, hộ đồng bào ở xã Hồng Thượng, đến lập nghiệp năm 2013, nếu tính các khoản phí tiền sử dụng đất ở và lệ phí trước bạ, mỗi hộ phải đóng gần 40 – 45 triệu đồng. Đây là điều khó khăn đối với các hộ, khi mà hầu hết đều có hoàn cảnh còn khó khăn, đang thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. Vì thế, tất cả các hộ ở đây đều chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, kể cả các hộ đầu tiên do chưa có tiền để nộp lệ phí trước bạ và các khoản phí sử dụng đất khác.
Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Quốc Cường cho biết thêm, dự án Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới được Trung ương Đoàn phê duyệt, không phải dự án được Chính phủ phê duyệt, nên các hộ không thuộc diện được miễn tiền sử dụng đất ở. UBND huyện đang tranh thủ ý kiến các ban, ngành liên quan của tỉnh và nghiên cứu văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính để đảm bảo quyền lợi cho các hộ và đúng quy định pháp luật.
Từng bước tháo gỡ
Để gỡ khó cho các hộ dân ở làng lập nghiệp, Chủ tịch UBND xã Hương Phong Mai Văn Linh cho hay, địa phương đang hoàn tất hồ sơ cấp quyền sử dụng đất rừng cho các hộ để họ yên tâm sản xuất và có tài sản thế chấp vay thêm vốn đầu tư phát triển kinh tế.
Ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh thông tin: Ban Dân tộc tỉnh đang xây dựng chương trình phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật nông - lâm - nghiệp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, trong đó có các hộ dân tộc thiểu số ở Làng thanh niên lập nghiệp, như tận dụng các diện tích dốc cao để xây dựng mô hình trồng cỏ voi phục vụ chăn nuôi gia súc. Đồng thời, nghiên cứu chính sách, lồng ghép hỗ trợ về cây, con giống và phân bón, thức ăn chăn nuôi để các hộ phát triển sản xuất.
Về lâu dài, Ban Dân tộc tỉnh sẽ kiến nghị các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tiến hành rà soát diện tích đất lâm nghiệp ở A Lưới do các đơn vị, công ty sử dụng không đúng mục đích để thu hồi, phân bổ lại cho đồng bào để phát triển sản xuất.
Bài, ảnh: Bá Trí
- iCloud trên Mac vướng lỗ hổng khó hiểu (08/03)
- TV gập giá 400.000 USD (08/03)
- Món quà trên không đặc biệt nhân ngày 8/3 (08/03)
- Voọc ngũ sắc trở về Bạch Mã (08/03)
- Tranh thủ thời tiết, đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn (07/03)
- Một góc nhìn khác của việc nuôi hàu trên lốp xe cũ (07/03)
- Apple ngừng sản xuất iMac Pro 2017 (07/03)
- Galaxy S21 bắt đầu dùng được 5G (07/03)
-
Món quà trên không đặc biệt nhân ngày 8/3
- Thêm chính sách giúp doanh nghiệp vượt khó
- Người dân thuận lợi hơn khi áp dụng khung chính sách mới
- Đối thoại 2045 - Tiếp tục mở đường cho đoàn quân tiên phong về kinh tế
- Nam Đông: Gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế vườn
- Cho phép thủy điện Thượng Nhật tích nước với nhiều điều kiện ràng buộc
- Đón sóng 8/3, PNJ tung ra thị trường dòng sản phẩm trang sức đẳng cấp
- Chạy đua với tiến độ thời gian
- Nhộn nhịp bốc dỡ hàng hóa ở cảng Chân Mây
- Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
-
Quảng Điền gặp khó trước vụ mía thất bát
- Hỗ trợ tốt nhất cho các nhà đầu tư
- Kết nối, phát triển từ những con đường
- Xây dựng A Lưới ngày càng giàu, đẹp
- Vận hành an toàn, thông suốt hầm Hải Vân 2
- Nhộn nhịp bốc dỡ hàng hóa ở cảng Chân Mây
- Thêm chính sách giúp doanh nghiệp vượt khó
- Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ của cả nước
- Nỗ lực để UNESCO công nhận Huế là thành phố sáng tạo
- Gắn nghiên cứu khoa học với phòng, chống dịch COVID-19
-
Một góc nhìn khác của việc nuôi hàu trên lốp xe cũ
-
Không có rào cản trong thu hút đầu tư xử lý chất thải rắn
-
Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
-
Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
-
Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
- Cập nhật giá vàng tây 10k