ClockThứ Tư, 13/11/2013 05:36

Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới đã “xanh” - Bài 1: Một ngày ở Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới

TTH - Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới (Làng) là một trong 18 làng thanh niên lập nghiệp trong cả nước được Trung ương đoàn phối hợp với các Tỉnh, Thành đoàn trên cả nước phối hợp thực hiện, nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện lập thân, lập nghiệp của thanh niên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng ở vùng khó khăn biên giới…

Với sức trẻ, trí tuệ và nghị lực, sẵn sàng thử thách với mọi gian khó, những chàng trai, cô gái của Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới đang đem nhiệt huyết tuổi trẻ quyết tâm lập làng, lập nghiệp trên vùng đất biên giới phía tây của tỉnh.

Một sức sống mới đang đơm chồi nảy lộc ở làng thanh niên lập nghiệp

 

Chinh phục núi đồi
 
Con đường nhựa uốn lượn dọc theo những rừng cao su vài năm tuổi xanh ươm đưa chúng tôi đến Làng thanh niên lập nghiệp. Cách chừng 50m, tôi đã thấy cổng chào cao, to với dòng chữ “Làng thanh niên lập nghiệp biên giới A Lưới, xa hơn một chút là thấp thoáng những ngôi nhà giữa núi đồi điệp trùng. Con đường chính của Làng được đổ bê tông rộng khoảng 4-5 m, hai bên đường là nhà của 19 gia đình trẻ dưới xuôi lên lập nghiệp. Ngay trước cổng làng là Trạm Y tế xã Hương Phong. Thấy chiếc xe quen thuộc, nhiều người trong làng vẫy tay chào.
 
Dẫn tôi đi thăm làng, anh Phạm Duy Cường, Giám đốc dự án chỉ tay về phía những ngôi nhà gạch kiên cố và những vườn chuối đang chuẩn bị trổ buồng thổ lộ: Nghĩ cũng nhanh thật, cách đây 2 năm vùng đất này còn ngợp một rừng lau, sậy, những hố bom, giao thông hào. Mấy tháng trời liền, lưỡi xẻng đi trước, vết chân thanh niên theo sau san rừng, đào cây, mồ hôi thấm rách từng loạt quần áo. Vùng đất hoang vu ngày trước, dưới bàn tay của những con người trẻ giờ đã khoác lên màu xanh của chuối, sắn, lá tràm, màu đỏ tươi của cà chua, ớt chín…. Dõi theo hướng chỉ của anh Cường, phóng mắt qua từng mảnh vườn tôi chứng kiến một sức sống mới của mảnh đất và con người nơi đây. Bóng lá loáng mướt của rặng chuối, màu vàng ửng của đu đủ, mấy con ngỗng, gà, vịt bì bạch ở những khu vườn. Tiếng ti vi, tiếng cười, nói, tiếng trẻ con khóc phát ra từ những ngôi nhà... làm rộn ràng một vùng quê.
 
 Cảnh mua bán của người dân trong làng (ảnh bên)
 
 
Dự án Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới chính thức khởi công vào tháng 9-2009, với diện tích 50 ha. Tuy nhiên, đến năm 2011 19 hộ dân đầu tiên mới được bố trí, hiện tại đang bố trí thêm 26 hộ mới. Mỗi hộ lên lập nghiệp được cấp 2000m2 đất ở và đất vườn, 20 triệu đồng hỗ trợ di dân tái định cư, 2ha đất rừng để sản xuất, 5 triệu đồng tiền con giống… Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây đã cơ bản hoàn thành, với hệ thống giao thông, nước sinh hoạt, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, sân thể thao… đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của thanh niên.
Vợ chồng anh Quốc Linh là một trong những hộ đầu tiên lên làng lập nghiệp. Ngôi nhà anh Linh to nhất làng, được xây theo kiểu nhà ống với một phòng khách, hai phòng ngủ, một phòng bếp. Anh Linh tâm sự: “Một lần làm nhà, một lần khó nên em quyết định làm kiên cố luôn, còn những thứ khác thì từ từ sắm sau. Mới lập nghiệp, còn nhiều khó khăn, có vài đồng vốn phải tập trung để phát triển kinh tế”. Trong ngôi nhà, vợ chồng anh đã chào đón đứa con thứ hai của mình. Vợ chồng Linh sinh ra và lớn lên ở Phong Mỹ (Phong Điền). Sau 2 năm đi xuất khẩu lao động ở Malaysia về, cuộc sống của vợ chồng anh cũng chẳng khá khấm hơn được, biết Làng “tuyển quân” anh liền đăng ký, quyết đi khai phá vùng đất mới. Anh Linh kể: “Ngày đầu mới lên, nhìn cảnh rừng hoang vu cằn cỗi em cũng ngán lắm, nhưng vợ chồng đã xác định, chỉ còn cách phải tiến lên thôi. Vậy là, vợ chồng em lao vào làm ngày làm đêm. Giờ ngồi nhìn lại cũng giật mình, không hiểu vì sao lúc ấy mình khỏe thế....”. Sau hơn 2 năm gắn bó, giờ đây, anh chị xem làng như quê hương thứ hai của mình.
 
 
Quả ngọt đầu mùa
 
Đến thăm gia đình anh Đào Đình Hiếu và chị Nguyễn Thị Điệp đúng lúc anh chị đang chuẩn bị bữa ăn tối, chúng tôi được mời dùng bữa cùng gia đình. Bữa cơm có cá, có rau, canh măng chua… đều do gia đình tự làm. Chị Điệp tâm sự: “Ở đây chỉ cần siêng một chút là có thức ăn ngay, chẳng mất tiền mua, cá thả lưới dưới khe, măng trong rừng, rau trong vườn đi một vòng là có ăn”. Anh Hiếu quê ở A Lưới, chị Điệp quê ở Nghệ An. Họ là những trí thức trẻ tình nguyện quen nhau, rồi thành vợ, thành chồng. Trong ngôi nhà khang trang, chị Điệp tự hào: “Căn nhà này, do một tay chồng chị xây nên, nhờ rứa mà đỡ tốn kém bao nhiêu”. Hiện nay, cuộc sống của gia đình anh chị đã ổn định hơn nhờ sản xuất chăn nuôi và mở tiệm tạp hóa nhỏ. Những ngày khó nhọc đã qua đi, hạnh phúc đang dần mỉm cười với họ.
 
Tối hôm đó, sau buổi họp làng bàn về việc trồng rừng và lên kế hoạch tập văn nghệ chuẩn bị giao lưu với sinh viên tình nguyện, mọi người tập trung về nhà anh Đào Tuấn Thành. Vài dĩa chép rán, vài tô cá trê um măng, rổ rau rừng luộc cộng vài chai rượu gạo cũng đủ để anh em trong làng có một buổi tối vui vẻ. Chủ nhà giới thiệu, đây là sản phẩm lúc chiều đánh bắt được khi đi phát rừng về. Trưởng làng Nguyễn Văn Thành góp chuyện: “Anh em chúng tôi mỗi người một quê, tình nguyện lên đây lập nghiệp, tuy còn nhiều khó khăn nhưng đều yêu thương, đoàn kết tối lửa tắt đèn có nhau”. Mỗi người một chuyện, buổi tối hôm đó rôm rả hẳn lên, phá vỡ cả không gian tĩnh mịch của vùng rừng núi về đêm. Anh Lộc, cán bộ Ban quản lý nói với tôi: “Anh em chơi vậy thôi chứ lát nữa về nhiều người lại tranh thủ đi soi cá chuẩn bị thức ăn cho ngày mai nữa đó”.
 
Người dân trong Làng đón bình minh khoảng 5 giờ sáng. Tuy ở vùng núi, nhưng việc mua bán chẳng khó khăn như tôi nghĩ. Ngay từ sáng sớm, những chiếc xe máy bán đồ ăn sáng lưu động từ chợ Bốt Đỏ chạy vào tận làng rao bán. Bún bò, bánh bao, xôi… đều có. Ngay cả việc đi chợ cũng vậy, thịt, cá, rau đều có người chở vào tận làng để bán.
 
Buổi sáng ở làng thật yên tĩnh. Đàn ông hầu như không ai ở nhà. Thấy chị Hiền chăm chỉ nhổ cỏ trong vườn, tôi ghé vào trò chuyện. Chị phân trần: “Đàn ông trong làng không đi phát rừng trồng cây cũng phụ hồ thợ nề đâu đó, còn chị em phụ nữ đa số ở nhà làm vườn và chăm con nhỏ”. Mới đứng chân được 2 năm, nhưng gia đình anh chị Trần Văn Dương – Nguyễn Thị Hiền đã khá tươm tất, ngôi nhà gạch kiên cố, khu vườn với chuối, sắn, đậu… đang vươn lên xanh mơn mởn, mấy chục con gà tha thẩn kiếm ăn quanh nhà, đó là “quả ngọt” đầu tiên của họ.

Ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Hương Phong cho biết: “Làng thanh niên lập nghiệp là một bộ phận của xã, tất cả các chính sách, các hoạt động của xã đều có sự tham gia của các hộ của làng. Sắp tới chúng tôi sẽ thành lập một chi đoàn của làng để các em tiện sinh hoạt, số đảng viên của làng còn ít nên tạm thời sinh hoạt với chị bộ của xã, khi đủ điều kiện sẽ thành lập sau. Chúng tôi cũng vận động các hộ nên nhập hộ khẩu vào hộ khẩu của xã để được hưởng các chế độ ưu đãi của xã vùng sâu, vùng xã. Hiện nay, đa số các hộ của làng đã nhập hộ khẩu tại xã”.

Hải Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấn thân vào những việc mới, việc khó

Trong khuôn khổ Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua tình nguyện, tham gia đảm nhận nhiều công trình, phần việc thanh niên, góp sức trẻ cùng hệ thống chính trị thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Dấn thân vào những việc mới, việc khó
Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu

Chiều 26/3, Tỉnh đoàn tổ chức chương trình thông tin chuyên đề về định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tuyên dương đảng viên trẻ tiêu biểu năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể liên quan.

Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu
Thủ lĩnh Đoàn dám nghĩ, dám làm, dám thử thách trước cái mới

Là một trong 100 cán bộ Đoàn tiêu biểu toàn quốc được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024, Bí thư Đoàn xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền) Hồ Xuân Hoàng gương mẫu và tiêu biểu với nhiều mô hình, sáng kiến hiệu quả.

Thủ lĩnh Đoàn dám nghĩ, dám làm, dám thử thách trước cái mới
Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn.

Những hoạt động của chiến dịch “Hãy làm sạch biển” không chỉ góp phần lan tỏa ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường biển mà còn truyền thông điệp về tình yêu với biển, với Tổ quốc.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
Return to top