Thế giới Thế giới
Lãnh đạo 14 quốc gia cùng ký cam kết quản lý biển bền vững
Các nhà lãnh đạo của 14 quốc gia cam kết đưa vấn đề đại dương bền vững vào chương trình nghị sự cao nhất của chính sách toàn cầu nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Nguồn: AFP)
Theo phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Jakarta, lãnh đạo 14 quốc gia đã cam kết quản lý biển bền vững thông qua việc khởi động chương trình hành động mới và Ủy ban cấp cao về kinh tế đại dương bền vững (còn gọi là Ủy ban đại dương.)
Trong một tuyên bố bằng văn bản được Ban thư ký Ủy ban đại dương công bố ngày 3/12, các nhà lãnh đạo Indonesia, Australia, Canada, Chile, Fiji, Ghana, Jamaica, Nhật Bản, Kenya, Mexico, Namibia, Na Uy, Palau và Bồ Đào Nha đã cam kết quản lý bền vững gần 30 triệu km2 biển của các nước này trước năm 2025.
Các nhà lãnh đạo của 14 quốc gia cam kết đưa vấn đề đại dương bền vững vào chương trình nghị sự cao nhất của chính sách toàn cầu nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trước đó, trong cuộc họp hôm 2/12, 14 thành viên của Ủy ban đại dương cũng đã ban hành tài liệu “Chương trình nghị sự chuyển đổi vì nền kinh tế đại dương bền vững: Tầm nhìn đối với việc bảo vệ, trao quyền và phúc lợi”.
Chương trình nghị sự này gồm 74 hành động ưu tiên tập trung vào 5 lĩnh vực quan trọng gồm sự giàu có của đại dương, sức khỏe đại dương, công bằng đại dương, kiến thức đại dương, và tài chính đại dương.
Theo Uỷ ban đại dương, nếu được thực hiện, chương trình hành động này sẽ giúp tăng gấp 6 lần sản lượng thực phẩm từ các nguồn tài nguyên biển, tăng gấp 40 lần sản lượng năng lượng tái tạo, thúc đẩy phúc lợi của hàng triệu người nghèo và góp phần giảm 1/5 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Phát biểu tại diễn đàn, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nêu rõ: “Với những nguồn tài nguyên biển dồi dào, chúng ta sẽ có thể khôi phục nền kinh tế trước các tác động của đại dịch và tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững hơn trong tương lai.”
Tổng thống Widodo cũng nhấn mạnh cam kết của Indonesia trong việc biến quốc gia vạn đảo này trở thành “trục hàng hải toàn cầu” với phương châm “vinh quang của chúng ta nằm ở đại dương.”
Theo Vietnam+
- Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu (22/01)
- EU thắt chặt hạn chế đi lại với các điểm nóng về đại dịch (22/01)
- Việt Nam chia sẻ lo ngại về tình hình an ninh tại Cộng hòa Trung Phi (22/01)
- Cháy công ty sản xuất vaccine Covid-19 tại Ấn Độ, 5 người chết (22/01)
- Indonesia chủ trì việc xây dựng Khung quy định hành lang đi lại ASEAN (22/01)
- Singapore, thành phố Hồ Chí Minh: Lựa chọn hàng đầu ASEAN về đầu tư (22/01)
- Lãnh đạo các nước chúc mừng ông Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ (21/01)
- Tổng thống Mỹ Joe Biden & các chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ mới (21/01)
-
EU thắt chặt hạn chế đi lại với các điểm nóng về đại dịch
- Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu
- Cháy công ty sản xuất vaccine Covid-19 tại Ấn Độ, 5 người chết
- Indonesia chủ trì việc xây dựng Khung quy định hành lang đi lại ASEAN
- ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020
- Nga sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế với Việt Nam
- Chính phủ mới của Mỹ sẽ ban hành 10 lệnh hành pháp đầu tiên
- Trung Quốc: Gần 100 triệu người dùng nước uống chứa hóa chất độc hại
- Mỹ: Nhiều bang tuyên bố tình trạng khẩn cấp, phong tỏa tòa nhà quốc hội bang
- Ấn Độ triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19 lớn nhất thế giới
-
Mục tiêu tiêm chủng vaccin COVID-19 cho người dân của ông Joe Biden có thể thực hiện được
- LHQ: Thế giới đối mặt với mức tăng nhiệt “thảm họa”
- Tình trạng khẩn cấp có thể khiến nền kinh tế Nhật Bản "sụt giảm kép"
- Ông Trump sẽ rời thủ đô Washington trước lễ nhậm chức Tổng thống
- Tổng thống Mỹ Joe Biden & các chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ mới
- Anh mời Ấn Độ dự Thượng đỉnh G7
- Mỹ: Nhiều bang tuyên bố tình trạng khẩn cấp, phong tỏa tòa nhà quốc hội bang
- Trung Quốc: Gần 100 triệu người dùng nước uống chứa hóa chất độc hại
- Đức “chọn mặt gửi vàng”, chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu Merkel
- ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020