Thế giới Thế giới
Lãnh đạo cấp cao ASEAN-Trung Quốc họp bàn về thực hiện DOC
Ngày 27/6, tại tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã tổ chức Cuộc họp các lãnh đạo cấp cao (SOM) ASEAN-Trung Quốc phiên họp lần thứ 15 về thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu và Bí thư Thường trực Ngoại giao Singapore Chee Wee Kiong đồng chủ trì cuộc họp này.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham gia.
Trước đó, từ ngày 25/6-26/6 cũng đã diễn ra phiên họp lần thứ 24 Nhóm công tác chung (JWG) ASEAN-Trung Quốc về thực hiện DOC.
Theo thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc, các phiên họp lần này nhằm kiểm điểm quá trình thực hiện DOC, đàm phán văn kiện Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và xác định các hoạt động tiếp theo liên quan đến các nội dung này.
Tiếp theo kết quả của JWG-DOC 23 tại Nha Trang, Việt Nam (tháng 3/2018), cuộc họp JWG-DOC 24 lần này đi vào trao đổi các nội dung cụ thể của văn kiện COC, xác định các nguyên tắc và bước triển khai tới đây của JWG-DOC.
Cuộc họp nhất trí JWG-DOC thường xuyên báo cáo về tiến độ và kết quả lên SOM-DOC và lên Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc (PMC) để xin chỉ đạo.
SOM-DOC 15 đã trao đổi về tình hình thực hiện DOC, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ đầy đủ và hiệu quả văn kiện này đối với việc duy trì đối thoại hợp tác vì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Các lãnh đạo cấp cao nhấn mạnh việc cần thiết phải tiếp tục thúc đẩy và mở rộng các biện pháp xây dựng lòng tin trong khuôn khổ thực hiện DOC, kể cả trên thực địa lẫn trong triển khai các hoạt động hợp tác, coi đây là những đóng góp thực chất của cả hai bên cho khu vực, tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán COC.
Cuộc họp cũng đã cập nhật Kế hoạch thực hiện DOC giai đoạn 2016-2018.
Về nội dung văn kiện COC, SOM-DOC 15 xem xét và hoan nghênh kết quả đàm phán tại JWG-DOC 23 và 24, các nước trao đổi quan điểm về COC và cách thức đàm phán văn kiện này, định hướng các bước đi tiếp theo cũng như xây dựng nội dung báo cáo lên PMC ASEAN-Trung Quốc vào tháng 8 tới tại Singapore.
Phát biểu tại SOM-DOC, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định tầm quan trọng của thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC đối với việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, hoan nghênh một số kết quả trong việc thực hiện DOC; đồng thời bày tỏ lo ngại trước các hoạt động tái tạo đảo, lắp đặt và thử nghiệm các thiết bị quân sự tại các cấu trúc có tranh chấp ở Biển Đông, đi ngược lại nguyên tắc của DOC, ảnh hưởng bất lợi tới tiến trình đàm phán COC.
Thứ trưởng kêu gọi các bên kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp tình hình trên thực địa, tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán COC.
Về định hướng xây dựng COC, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định các quan điểm của Việt Nam đối với văn kiện này; theo đó, COC cần có hiệu lực thực thi, có tính ràng buộc về pháp lý và là công cụ điều chỉnh hành vi của các bên trên Biển Đông, có các nội dung phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, đóng góp thực chất cho việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hoạt động dựa trên luật lệ.
ASEAN và Trung Quốc nhất trí cuộc họp tiếp theo của JWG -DOC sẽ được tổ chức vào đầu tháng 9 tới tại Siem Reap, Campuchia.
Theo Vietnam+
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu (28/06)
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ” (28/06)
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu (28/06)
- Đưa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ lên tầm cao mới (28/06)
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo (27/06)
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh (27/06)
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới (27/06)
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 (27/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Quan hệ giữa ASEAN và Canada còn nhiều tiềm năng để phát triển
- Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh