Thế giới Thế giới
Lãnh đạo Đức, Pháp: Khủng hoảng di cư cần giải pháp của EU
TTH.VN - Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày hôm qua (7/2) nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng di cư, với hơn một triệu người đổ vào Liên minh châu Âu EU trong năm ngoái, cần một giải pháp cấp EU.
![]() |
Tổng thống Pháp Francois Hollande (phải) và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc gặp tại Strasbourg, Pháp, ngày 7/2/2016. Ảnh: Reuteur |
Hai nhà lãnh đạo đã họp tại Strasbourg trên biên giới Pháp-Đức để thảo luận về chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh châu Âu tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 18-19/2 sắp tới, và đã có một cuộc họp riêng trước khi cùng tham gia vào bữa ăn tối với Chủ tịch Nghị viện EU Martin Schulz.
Thủ tướng Merkel, người đã mở biên giới nước Đức cho những người Syria phải chạy trốn cuộc nội chiến vào mùa hè năm ngoái, đang gánh chịu áp lực ngày càng tăng trong việc hạn chế dòng người di cư đổ nào nước này.
Một cuộc thăm dò được công bố trong tuần trước cho thấy tỷ lệ ủng hộ bà Merkel đã sụt giảm rất lớn, với hơn 80% người Đức nghi ngờ khả năng kiểm soát của chính phủ trước cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện nay.
Cuộc khủng hoảng này cũng làm căng thẳng mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên EU và thử thách cam kết của các nước về việc mở biên giới theo thỏa thuận Schengen của châu Âu.
Tổng thống Pháp Hollande và bà Merkel đã nhất trí với kế hoạch hành động mà Ủy ban châu Âu xác định rõ là một ưu tiên, một nguồn tin thân cận với Tổng thống Pháp cho biết.
Kế hoạch này không chỉ bao gồm việc hỗ trợ Hy Lạp kiểm soát biên giới nước này, tăng cường các phương tiện đăng ký tị nạn, mà đồng thời đây còn là một cuộc chiến chống nạn buôn người và tăng tốc các thủ tục trục xuất người di cư bất hợp pháp. Kế hoạch cũng bao gồm một gói hỗ trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giúp kiềm chế dòng người di cư đổ vào châu Âu.
Trước đó, hôm 6/2, phong trào chống Hồi giáo PEGIDA của Đức đã tổ chức các cuộc biểu tình tại nhiều thành phố trên khắp châu Âu, trong đó có một tập hợp lên đến 8.000 người ở thành phố miền Đông Dresden, để phản đối lượng người nhập cư quá lớn.
Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo Đức – Pháp cũng bày tỏ "mối quan tâm mạnh mẽ chung" về tình hình tại Syria, các nguồn tin từ Pháp cho biết.
Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & CNA)
- Đông Nam Á: Cần thêm hỗ trợ dành cho các công ty khởi nghiệp công nghệ sâu (27/05)
- UNICEF: Nhiều nước giàu đang gây hại đến môi trường sống của trẻ em toàn cầu (27/05)
- Vườn rau củ sạch cho người nghèo ở Brazil (27/05)
- “Hợp tác dựa trên sự tin cậy và theo định hướng hành động” (27/05)
- Cam kết vì một ASEAN năng động hơn, cạnh tranh hơn (27/05)
- Nhật Bản sẽ đón khách du lịch theo tour từ ngày 10/6 (27/05)
- Học giả Nga đánh giá cao vai trò và vị trí địa chiến lược của ASEAN (27/05)
- Đông Nam Á phục hồi tăng trưởng trở lại (26/05)
-
“Hợp tác dựa trên sự tin cậy và theo định hướng hành động”
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
-
Chế độ ăn giúp khắc phục hội chứng COVID kéo dài
- OPEC+ sẵn sàng tăng sản lượng
- Tổng thống Mỹ công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
- ASEAN-6 được dự báo tăng trưởng kinh tế vượt Trung Quốc
- Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinh
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai