Thế giới Thế giới
Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
TTH.VN - Vừa qua, các nhà lãnh đạo khối Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về một chiến lược mới nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh trong khối.
- » Kiểm soát đại dịch COVID-19: Một lĩnh vực mới trong hợp tác quốc phòng ASEAN
- » Việt Nam đề nghị hợp tác với Mỹ sản xuất máy thở
- » Tập trung vào hợp tác kinh tế và quốc phòng
- » Kỷ niệm 10 năm Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng
- » Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng
Lãnh đạo của khối Liên minh châu Âu cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn. Ảnh minh họa: AFP/Tạp chí Quốc phòng toàn dân
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết, các quốc gia thành viên mong muốn chính thức thông qua kế hoạch vào đầu năm mới.
“Chúng tôi muốn tăng cường đầu tư vào quốc phòng. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn thúc đẩy năng lực dân sự và năng lực quân đội, cũng như sự sẵn sàng hành động”, Chủ tịch Charles Michel nhận định.
Trong khuôn khổ cuộc họp, lãnh đạo 27 quốc gia cũng thảo luận sâu hơn về cách thức thúc đẩy năng lực phục hồi và đối phó với các cuộc tấn công của tội phạm mạng, những mối đe dọa, cũng như những mối quan hệ đang còn tranh cãi với các nước láng giềng phía Nam.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cũng tham gia vào cuộc họp trực tuyến để thảo luận về hợp tác giữa khối và liên minh quốc phòng.
Ông Jens Stoltenberg cho biết: “Các nỗ lực của EU đang song hành với những nỗ lực quân sự trên khắp lục địa. Đối với NATO, nhiệm vụ chính trong đại dịch này là đảm bảo rằng một cuộc khủng hoảng sức khỏe sẽ không biến thành một cuộc khủng hoảng về an ninh, bởi vì những mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt trước đại dịch vẫn đang còn tồn tại, bao gồm: những hành động hung hăng, các cuộc tấn công mạng tinh vi hơn và những tác động an ninh của biến đổi khí hậu...”.
Ông Jens Stoltenberg và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cũng đã đề nghị hợp tác với chính quyền mới của Mỹ. Trong đó Chủ tịch Charles Michel bày tỏ sự tin tưởng hoàn toàn rằng chính quyền mới của ông Joe Biden sẽ mang đến cơ hội duy nhất để đổi mới liên minh bền chặt giữa châu Âu và Mỹ.
“Một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ đòi hỏi các đối tác mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao tôi tin rằng một Liên minh châu Âu mạnh hơn là một NATO mạnh hơn”, Chủ tịch Charles Michel nhấn mạnh.
Được biết, EU đã và đang cố gắng phối hợp chặt chẽ hơn về các vấn đề quốc phòng và an ninh trong những năm gần đây, chẳng hạn như kế hoạch tài trợ chung cho các dự án phát triển quốc phòng.
Một lần nữa, ông Jens Stoltenberg khẳng định: “Chúng ta giống nhau về dân số, về thành viên và cùng trong một khu vực. Những thách thức cũng tương tự nhau. Rõ ràng là chúng ta cần làm việc và hành động cùng nhau".
Đan Lê (Lược dịch từ Dw News)
- Tổng thống Biden đề cử ông Marc Knapper làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam (16/04)
- Brexit ảnh hưởng đến trung tâm tài chính London nghiêm trọng hơn dự kiến (16/04)
- Nghiên cứu mới khẳng định hiệu quả của vaccine COVID-19 AstraZeneca (16/04)
- Hội nghị Thượng đỉnh Nhật - Mỹ: Tạo sức mạnh mới từ quan hệ đồng minh (16/04)
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 (15/04)
- Lãnh đạo Hàn Quốc, Bồ Đào Nha trao đổi thư chúc mừng 60 năm quan hệ ngoại giao (15/04)
- Nhật xem xét hủy bỏ Thế vận hội 2021 vì dịch bệnh tăng vọt (15/04)
- Việt Nam thúc đẩy Hội đồng Bảo an LHQ giải quyết vấn đề bạo lực tình dục trong xung đột (15/04)
-
WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo