Thế giới Thế giới
Lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc hội đàm
Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Nhật Bản lưu ý rằng quan hệ giữa hai nước đã rơi vào tình trạng rất căng thẳng và không nên bỏ mặc hiện trạng này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Lee Nak Yon, ở Tokyo, ngày 24/10. Nguồn: Reuters
Ngày 24/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiến hành hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Lee Nak Yon đang thăm Tokyo để tham dự Lễ đăng quang của Nhật Hoàng Naruhito.
Đây là cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi căng thẳng giữa hai bên bùng phát liên quan vấn đề lao động cưỡng bức trong thời kỳ chiến tranh và dẫn tới xung đột thương mại trong thời gian gần đây.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Shinzo Abe đã nhấn mạnh Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước láng giềng quan trọng và sự phối hợp giữa hai bên rất quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Thủ tướng Nhật Bản cũng lưu ý rằng quan hệ giữa hai nước đã rơi vào tình trạng rất căng thẳng và không nên bỏ mặc hiện trạng này.
Trong khi đó, hãng tin Yonhap dẫn lời quan chức Hàn Quốc cho biết, tại cuộc hội đàm, hai bên nhất trí cần cải thiện quan hệ song phương căng thẳng hiện nay. Hai bên cũng nhất trí rằng hợp tác giữa hai nước có vai trò quan trọng trong vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, cuộc hội đàm không đề cập khả năng tiến hành một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Phát biểu với báo giới sau hội đàm, ông Lee Nak Yon cho biết ông đã trao tay ông Shinzo Abe bức thư của Tổng thống Moon Jae-in. Ông Lee Nak Yon không tiết lộ nội dung bức thư. Tuy nhiên, theo giới chức Hàn Quốc, trong bức thư này, Tổng thống Moon Jae-in nhấn mạnh Nhật Bản là đối tác chủ chốt trong việc gìn giữ hòa bình khu vực.
Quan hệ giữa Tokyo và Seoul gần đây đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, sau khi các tòa án Hàn Quốc cuối năm 2018 ra phán quyết các công ty Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong thời gian Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên.
Căng thẳng leo thang khi Nhật Bản ngày 4/7 vừa qua siết chặt các quy định xuất khẩu sang thị trường Hàn Quố các loại nguyên liệu công nghệ cao được sử dụng trong sản xuất chip điện tử và màn hình.
Sau đó, Nhật Bản loại Hàn Quốc ra khỏi danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy, với lý do hệ thống kiểm soát xuất khẩu của Seoul đối với các mặt hàng nhạy cảm lỏng lẻo.
Phía Hàn Quốc đã phản đối mạnh các động thái trên của Nhật Bản, cho rằng đó là hành động trả đũa các phán quyết của tòa án Hàn Quốc và có thể phá hỏng các nguyên tắc thương mại tự do, cũng như ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. Hàn Quốc cũng đã loại Nhật Bản ra khỏi danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy.
Chuyến thăm của ông Lee Nak Yon tới Nhật Bản lần này được xem là cơ hội để hai bên xoa dịu quan hệ căng thẳng hiện nay. Trong cuộc gặp lãnh đạo đảng Công Minh - đối tác của đảng Dân chủ Tự do trong liên minh cầm quyền ở Nhật Bản - ngày 23/10, ông Lee Nak Yon bày tỏ hy vọng cuộc hội đàm với ông Abe sẽ giúp tạo nền tảng cho mối quan hệ "hướng tới tương lai" giữa hai nước.
Theo Vietnam+
- Singapore có nguồn cung thịt gà mới - Indonesia (30/06)
- Campuchia: RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực (30/06)
- Nga khẳng định sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu (30/06)
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 (29/06)
- Nhật Bản sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023 tại Hiroshima (29/06)
- Trung Quốc cắt giảm một nửa thời gian cách ly bắt buộc đối với du khách quốc tế (29/06)
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn (29/06)
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70% (29/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức