Thế giới

Lãnh đạo thế giới cam kết đẩy nhanh các nỗ lực phát triển thuốc và vaccine chống COVID-19

ClockThứ Bảy, 25/04/2020 09:24
TTH.VN - Các nhà lãnh đạo thế giới hôm qua (24/4) cam kết sẽ đẩy nhanh công tác xét nghiệm, phát triển thuốc và vaccine chống lại COVID-19 và chia sẻ chúng trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo tin từ Reuters, Mỹ không tham gia vào việc phát động sáng kiến ​​này của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Trung Quốc và Hàn Quốc được phê duyệt thử nghiệm vaccine và thuốc chống virus SARS-CoV-2Australia thử nghiệm vaccine lao để chống lại COVID-19WHO: Ít nhất 20 vắcxin ngừa corona đang được phát triểnSau Mỹ, Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa virus SARS-CoV-2

Nhiều nỗ lực đang được tiến hành để tìm ra vaccine chống COVID-19. Ảnh: Reuters/VOV

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nằm trong số các nhà lãnh đạo tham gia hội nghị trực tuyến hôm qua để phát động sáng kiến mà theo WHO là "sự hợp tác mang tính bước ngoặt" để chống lại đại dịch.

Mục đích của sáng kiến này là để đẩy nhanh tốc độ phát triển các loại thuốc, xét nghiệm và vaccine an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị COVID-19, đồng thời đảm bảo việc tiếp cận điều trị công bằng giữa các nước giàu nghèo.

"Chúng ta đang đối mặt với một mối đe dọa chung – mối đe doạ chúng ta chỉ có thể đánh bại bằng một cách tiếp cận chung", "kinh nghiệm cho thấy, ngay cả khi các công cụ có sẵn, chúng vẫn không được phân phối công bằng cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể cho phép điều này xảy ra", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu mở đầu cuộc họp. Trước đó, trong đại dịch cúm A (H1N1) năm 2009, đã có những chỉ trích rằng việc phân phối vaccine diễn ra không đồng đều vì các nước giàu có có thể mua được nhiều hơn.

Cũng tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nói rằng, mục tiêu của cam kết toàn cầu là tăng 7,5 tỷ euro (8,1 tỷ USD) vào đầu tháng 5 để đẩy mạnh công tác phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị COVID-19.

“Đây chỉ là bước đi đầu tiên, và sẽ còn nhiều việc phải làm hơn nữa trong tương lai”, chủ tịch EC nhấn mạnh.

Cuộc chiến chung

Nhiều nhà lãnh đạo từ châu Á, Trung Đông và châu Mỹ cũng đã tham gia hội nghị trực tuyến lần này. Tuy nhiên, đã có sự vắng mặt của một số nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. 

Trước đó, một phát ngôn viên của phái đoàn Mỹ tại Geneva nói với hãng tin Reuters rằng Mỹ sẽ không tham gia sáng kiến này.

"Mặc dù Mỹ không tham dự cuộc họp, nhưng không có gì nghi ngờ về quyết tâm tiếp tục đi đầu của Mỹ trong các vấn đề sức khỏe toàn cầu, bao gồm cả cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện tại", ông nói qua email.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích WHO phản ứng chậm trước sự bùng phát của dịch COVID-19 và tuyên bố ngừng tài trợ cho tổ chức này. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Nam Phi và Thủ tướng Pedro Sanchez của Tây Ban Nha là một trong những người lên tiếng ủng hộ WHO.

Tổng thống Pháp Macron kêu gọi tất cả các nước G7 và G20 hãy ủng hộ sáng kiến ​​nói trên của WHO và “hy vọng chúng ta sẽ đồng lòng với sáng kiến ​​chung này, bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ, bởi vì cuộc chiến chống COVID-19 là vì lợi ích chung của nhân loại". Trong khi đó, Thủ tướng Merkel cũng cho rằng, "điều này liên quan đến lợi ích công cộng toàn cầu, nhằm sản xuất và phân phối vaccine ở tất cả mọi nơi trên thế giới".

Theo số liệu của Worldometers, tính đến sáng nay, thế giới có hơn 2,8 triệu người đã bị nhiễm COVID-19 và hơn 197.000 người đã tử vong vì loại virus xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm ngoái.

Tiến sĩ Seth Berkley, Giám đốc điều hành của Liên minh vaccine GAVI, một quan hệ đối tác công-tư dẫn đầu các chiến dịch tiêm chủng ở các nước nghèo cho biết, hơn 100 loại vaccines tiềm năng chống COVID-19 đang được phát triển.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters & Worldometers)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Return to top