ClockThứ Tư, 30/10/2019 15:00

Lao động phải tự bảo vệ mình

TTH - Chính sách mới, mở rộng về quyền lợi cho người lao động (NLĐ) ngày càng nhiều. Thế nên, họ phải biết cập nhật, tìm hiểu để tự bảo vệ mình trên thị trường lao động.

Luật phải dung hòa và đảm bảo được quyền lợi cho người lao động

Tham gia Bảo hiểm xã hội, người lao động yên tâm làm việc (ảnh minh họa)

Nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) là câu chuyện muôn thuở đối với nhiều đơn vị. Điều đáng lo ngại là, doanh nghiệp chấp nhận chịu nộp phạt do hành vi chậm nộp, nhưng vẫn nợ BHXH kéo dài. Ở Thừa Thiên Huế doanh nghiệp nợ BHXH chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Trên 1.250 đơn vị nợ BHXH trên 170 tỷ đồng, trong đó, số tiền nợ phải tính lãi là trên 82 tỷ đồng.

Những tháng cuối năm, tình trạng nợ BHXH gia tăng khi nhiều doanh nghiệp tập trung vốn cho công việc kinh doanh. Do sức ép việc làm và chưa hiểu đầy đủ về chính sách nên lao động chưa chủ động đấu tranh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Họ thường bất lực, chịu thiệt thòi khi bị doanh nghiệp nợ hoặc không được đóng BHXH. Nhất là, doanh nghiệp vẫn thu hộ phần BHXH mà lao động phải đóng theo lương, nhưng lại không nộp và chốt sổ BHXH theo quy định.

Doanh nghiệp nợ tràn lan khiến lao động cảnh giác. Thời đại 4.0, ngồi đâu cũng có thể xem được doanh nghiệp có đóng BHXH cho mình hay không? Biết rồi, có người đành ngậm ngùi làm ngơ vì không dám đấu tranh đòi quyền lợi. Căn cơ ra, lao động sợ mất việc, mà ở cái tuổi trên 40 họ không dễ tìm một công việc phù hợp. Thế nên, không ít lao động phải trả giá cho sự im lặng khi công ty phá sản, kéo theo hàng tá các khoản nợ, trong đó, có nợ BHXH.

Tôi không khỏi chạnh lòng khi nhiều lao động ngược xuôi tìm đến cơ quan chức năng với hy vọng mong manh tìm được quyền lợi. Trường hợp của anh T.V.T làm bảo vệ ở doanh nghiệp X.T. Hơn 3 năm đều đặn bị đơn vị chiếm dụng tiền đóng BHXH mà không biết đến khi doanh nghiệp phá sản, anh trắng tay. Cả gia đình vợ con nheo nhóc đang ở tuổi ăn, tuổi học không biết bấu víu vào đâu khi anh mất việc, không được hưởng chế độ BHTN. Năm ấy, trong công ty X.T, ngoài anh T. ra còn có một số phụ nữ vừa sinh con nhưng không được giải quyết chế độ thai sản, lao động về hưu không được chốt sổ BHXH.

Tham gia Bảo hiểm xã hội, người lao động yên tâm làm việc (ảnh minh họa)

Luật BHXH quy định, lao động có hợp đồng từ 1-3 tháng trở lên phải tham gia BHXH bắt buộc. Song, toàn tỉnh vẫn còn trên 1.330 đơn vị đăng ký kinh doanh nhưng không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ. Có nhiều doanh nghiệp lách luật bằng cách chuyển đổi hình thức từ hợp đồng lao động sang hình thức hợp đồng kinh tế, thuê khoán, trả thù lao vài triệu đồng/vụ việc. NLĐ có sự thỏa hiệp khi muốn nhận thêm tiền thay vì phải đóng BHXH. Thế nên, họ không yêu cầu ký hợp đồng với những điều khoản cụ thể. Mỗi khi công ty có biến cố trong kinh doanh, những đối tượng này thường mất việc sớm nhất và tất nhiên không nhận được một quyền lợi nào khi không ký hợp đồng lao động.

Theo Luật BHXH, ngoài quy định về chế độ hưởng lương hưu, người lao động có thể được hưởng chế độ BHXH một lần. Cũng do lợi ích trước mắt nên số lao động nhận trợ cấp một lần ngày càng nhiều. Chính vì cái lợi trước mắt nên nhiều lao động đi làm hơn chục năm nhưng thanh toán đến 3, 4 lần tiền nhận trợ cấp xã hội một lần. Tuy nhiên, nếu không cân nhắc kỹ trước khi quyết định nhận BHXH một lần hay hưởng lương hưu, người lao động sẽ bị thiệt thòi. Bởi lẽ, thời gian đóng BHXH chính là thành quả của quá trình lao động, là một khoản tích lũy của bản thân. Thế nên, nhận trợ cấp BHXH một lần sẽ làm ảnh hưởng đến chính đời sống của NLĐ sau này.

Tất cả những bất cập trên đều do các chính sách vẫn chưa đến với người lao động. Thế nên, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người lao động để hiểu biết đúng về chế độ đóng, hưởng của BHXH. Bên cạnh đó, các bộ ngành liên quan cần nghiên cứu, tăng cường đào tạo nghề, chuyển hướng nghề nghiệp cho nhóm người lao động sau 35 tuổi có khả năng bị đào thải khỏi thị trường lao động này tiếp tục có cơ hội việc làm thích hợp. Còn ở địa phương, cũng cần tăng cường thêm các buổi giao lưu, đối thoại để NLĐ được tư vấn hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của chính sách mà mình tham gia.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

Nhờ các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều người lao động (NLĐ) đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, góp phần ổn định thị trường lao động cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp
Hơn 780 đơn vị trốn đóng bảo hiểm xã hội

Theo danh sách từ Cục Thuế TP. Huế, trên địa bàn thành phố hiện có 781 đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc cho gần 6.000 người lao động (NLĐ).

Hơn 780 đơn vị trốn đóng bảo hiểm xã hội

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top