ClockThứ Tư, 27/01/2021 09:23

Lao động phi chính thức cần trợ lực

TTH - Công việc giảm, sức mua ít đi và kém lại. Đây cũng là một vòng luẩn quẩn và cho đến bây giờ, tình hình vẫn chưa nhiều cải tiến, dù đã ấm dần những tín hiệu lạc quan.

Chuyển dịch lao động phi chính thức sang chính thứcĐộ phủ BHXH đối với lao động khu vực phi chính thức ở mức rất thấp

76,7% không có hợp đồng lao động, cơ bản là lao động thời vụ; 48,2% bị giảm thu nhập nặng nề; hơn 30% gặp khó khăn trong việc tiếp cận thực phẩm an toàn… là những chỉ số được đưa ra trong một khảo sát của ActionAid Việt Nam (AAV), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tại một hội thảo vừa được tổ chức tại Hà Nội. Cho dù số lượng lao động phi chính thức không nhiều, chỉ 500 người ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh được khảo sát và tham vấn nhưng những tỷ lệ trên cũng cho thấy, sau ảnh hưởng COVID-19 đang để lại, đây là khu vực lao động cần được quan tâm, hỗ trợ trên nhiều phương diện.

Đây gần như không chỉ là vấn đề của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh mà còn là vấn đề của các đô thị khác, tùy theo biên độ và mức độ dân số cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội và những tác động đa chiều lên đời sống xã hội kể từ khi COVID-19 xuất hiện. Không khó để nhận diện nó, nếu chúng ta quan sát xung quanh. Công việc giảm, sức mua ít đi và kém lại. Đây cũng là một vòng luẩn quẩn và cho đến bây giờ, tình hình vẫn chưa nhiều cải tiến, dù đã ấm dần những tín hiệu lạc quan.

“Công việc không lương” là một khía cạnh khác của vấn đề được đặt trở lại hội thảo này. Đối tượng và phạm vi của nhóm thuộc về “công việc không lương” đa phần là phụ nữ, bao gồm nội trợ, chăm sóc gia đình, con cháu…và những việc không tên khác. 81% trong số những người được hỏi mà chúng tôi dẫn ở trên cho hay, bên cạnh các công việc không lương như đã đề cập ở trên thì gánh nặng kiếm tiền để lo cho gia đình trong thời gian giãn cách bởi COVID-19 được chuyển lên vai người phụ nữ. Trong khi đó, theo Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ thì, những công việc chăm sóc không lương được cho là không có giá trị về kinh tế. Ở nhiều nước, công việc chăm sóc không lương gần như được xem là vấn đề riêng của mỗi gia đình với trách nhiệm chủ yếu là của phụ nữ và trẻ em gái, thay vì công việc cần phải tái phân bổ giữa các chủ thể khác nhau của xã hội, bất chấp một thực tế về những đóng góp to lớn của công việc này cho nền kinh tế và xã hội.

Tuy nhiên, theo một số liệu được đưa ra bởi Quỹ Tiền tệ quốc tế vào năm 2017, các công việc chăm sóc không lương này có thể chiếm đến 20% GDP Việt Nam nếu được ghi nhận đầy đủ. Con số có thể đã làm không ít người ngạc nhiên, nhưng nó cũng phản ảnh một thực tế.

Đây là những tồn tại vẫn còn hiện hữu, dù đã được nhận thức, chia sẻ từ các thành viên trong gia đình ở một số khu vực. Cũng vì thế, bên cạnh việc đưa ra những khuyến nghị về những trợ lực hợp lý cần có từ phía chính phủ đối với lao động phi chính thức, một đối tượng cần được quan tâm nhiều hơn chính là lao động nữ ở nhóm lao động phi chính thức này. Trong đó, những vấn đề chính yếu được đặt ra là việc ổn định ngân sách cho dịch vụ công, y tế, giáo dục và an sinh xã hội…

Lê An Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn

TIN MỚI

Return to top