ClockThứ Ba, 02/06/2015 07:11

Lao động về nước khó tìm việc làm

TTH - Với ưu thế về kỹ năng, kinh nghiệm, tác phong làm việc công nghiệp và trình độ ngoại ngữ nhất định, người từng đi xuất khẩu lao động được đánh giá là nguồn lao động có tay nghề, chất lượng cao. Tuy nhiên, họ vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp khi trở về nước.

Không đúng ngành nghề, thu nhập thấp

Lao động Thừa Thiên Huế có xu hướng đi xuất khẩu lao động ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông… Thị trường ở các nước này đòi hỏi lao động có chất lượng và người lao động phải nỗ lực để có được một công việc ổn định, phù hợp. Anh Nguyễn Văn Lương (Phú Vang) là một trong những lao động làm việc ở Hàn Quốc về nước đúng hạn. Anh là thợ hàn công nghiệp, có chứng chỉ đào tạo tại Hàn Quốc. Với kinh nghiệm 5 năm làm việc ở nước ngoài, khả năng giao tiếp tiếng Hàn tốt, cần mẫn trong công việc nên mức lương của anh khoảng 2.000 USD/tháng. Anh Lương bộc bạch: “Tôi muốn làm tại các doanh nghiệp nước ngoài để tận dụng kinh nghiệm, kỹ năng và vốn ngoại ngữ đã học được. Về Huế mới biết xin được việc làm có thu nhập cao rất khó. Doanh nghiệp nước ngoài tuyển toàn lao động làm nghề may, chẳng ăn nhập đến ngành nghề tôi đã làm nên đành ở nhà làm việc đồng áng như trước khi xuất khẩu lao động”.
Lao động Thừa Thiên Huế làm việc tại các nhà máy điện tử ở Hàn Quốc. Ảnh: Dũng Anh
Lao động sau đi xuất khẩu thường không tìm việc làm phù hợp. Nhiều lao động làm việc tốt, được chủ sử dụng giới thiệu về Việt Nam làm việc tại các chi nhánh của công ty. Tuy nhiên, ở Thừa Thiên Huế không có nhiều doanh nghiệp của Nhật và Hàn Quốc như ở các khu công nghiệp phía Nam nên lao động khó tìm việc. Anh Trần Mạnh Hùng, quê ở Hương Thuỷ, từng làm việc 3 năm tại Nhật Bản trong lĩnh vực đúc nhựa, với mức lương 1.200 - 1.800 USD/tháng. Về Huế, loay hoay mãi anh mới tìm được việc làm ở một doanh nghiệp sản xuất nhựa tại Huế với mức lương chỉ 3 triệu đồng/tháng. Anh Hùng chia sẻ: Công nghệ của doanh nghiệp mà tôi đang làm khá lạc hậu so với dây chuyền tôi từng làm tại Nhật Bản. Thế nên, tôi lại phải một lần nữa vào khu công nghiệp ở Bình Dương làm việc tại nhà máy của Nhật với mức lương từ 15 đến 20 triệu đồng/ tháng”.
Ông Nguyễn Hoà, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm cho rằng, nếu sử dụng số lao động đi xuất khẩu lao động về vào làm việc cho các công ty, doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ đạt lợi ích không nhỏ. Trường nghề không tốn công, doanh nghiệp đỡ tốn tiền đào tạo lại mà người lao động phát huy được tay nghề chuyên môn sau thời gian tiếp thu công nghệ ở nước ngoài trở về. Tuy nhiên, trong chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm cũng chưa đặt ra giải pháp cụ thể nào về hỗ trợ giải quyết việc làm cho đối tượng này.
Khó tái hòa nhập thị trường lao động
Theo ông Hoàng Văn Phước, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, sở đã tạo điều kiện để người lao động về nước tìm việc làm thông qua sàn giao dịch việc làm. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm và kỹ năng học được từ các doanh nghiệp nước ngoài, đa phần người từng đi xuất khẩu lao động chưa tìm được công việc thích hợp ở Huế. Thế nên, họ lựa chọn làm các công việc buôn bán, kinh doanh dựa trên số vốn tích luỹ được hoặc tìm cách quay trở lại làm việc tại nơi từng đi xuất khẩu lao động.
Dù có đến 90% người lao động đều khẳng định sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về, thu nhập và mức sống của gia đình họ được nâng lên, nhưng việc tái hoà nhập thị trường lao động trong nước đối với họ đều khó khăn do thiếu thông tin, thiếu sự hỗ trợ của địa phương, doanh nghiệp. Nhiều lao động cho biết, khi về nước, mặc dù có chút vốn liếng nhưng sau đó, họ rất dễ bị rơi vào cảnh trắng tay vì số tiền có được vừa lo trả nợ, xây dựng, sửa chữa nhà cửa và mua sắm đồ đạc trong gia đình. Không riêng Thừa Thiên Huế, hầu như các tỉnh, thành khác chưa có chính sách cụ thể cho người lao động ở nước ngoài khi trở về để tận dụng kỹ năng, kinh nghiệm cũng như nguồn vốn mà họ tích lũy được để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Lo lắng không thể tìm được việc làm phù hợp, không ít lao động sau khi hết thời hạn hợp đồng tự ý trốn ở lại nước sở tại để cư trú, lao động bất hợp pháp. Đơn cử như thị trường Hàn Quốc hiện có tới gần 50% lao động đang cư trú bất hợp pháp gây trở ngại rất lớn trong việc quản lý, sử dụng lao động và chính sách xuất khẩu lao động giữa hai nước. Anh Nguyễn Anh Dũng, một lao động đi Hàn Quốc cho rằng, nếu các cơ quan chức năng chỉ đưa ra hình thức xử phạt mà không xây dựng được một chương trình tuyển dụng, tạo việc làm khi người lao động về nước thì khó giảm được số lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc nói riêng và các thị trường xuất khẩu lao động nói chung.
Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nắng nóng gây khô hạn kéo dài ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Nhận định về thời tiết trong thời gian tới (từ đêm 27/3 đến ngày 3/4), Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, phía Đông Bắc Bộ từ ngày 27 - 29/3 có mưa rải rác; riêng vùng núi từ ngày 28 - 29/3 có khả năng có mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Nắng nóng gây khô hạn kéo dài ở Trung Bộ và Tây Nguyên
Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Hỗ trợ 300 triệu đồng các hộ tiểu thương chợ Khe Tre và gia đình Liệt sĩ Trần Duy Hùng

Ngày 22/3, nhân ký kết chương phối hợp thực hiện công tác Công an giữa Công an TP. Hồ Chí Minh, Công an TP. Cần Thơ và Công an Thừa Thiên Huế, Đoàn công tác Công an TP. Hồ Chí Minh và Công an TP. Cần Thơ đến thăm và hỗ trợ các hộ tiểu thương bị thiệt hại do cháy chợ Khe Tre (Nam Đông); thăm gia đình và thắp hương cho Trung tá Trần Duy Hùng, Phó trưởng Công an phường Thủy Vân (TP. Huế) hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Hỗ trợ 300 triệu đồng các hộ tiểu thương chợ Khe Tre và gia đình Liệt sĩ Trần Duy Hùng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top