ClockThứ Bảy, 04/07/2020 14:46

“Lão nông” sống tốt nhờ chăm cây

TTH - Ở đường Trưng Nữ Vương (Thủy Phương, Hương Thủy) có một lão nông đang “sống khoẻ” bằng khu vườn nhà. Từng làm nghề y, làm thợ xây nhưng ông bén duyên nghề chăm cây và giàu lên từ mảnh đất cha ông để lại.

Hoa cảnh mùa hè: Sức mua tăngTrồng hoa lan thu nhập 100 triệu đồng/năm

“Nghệ nhân” cây cảnh Nguyễn Văn Dạt

Trong những tháng dịch COVID-19 hoành hoành, mọi hoạt động hầu như ngưng trệ thì ông Nguyễn Văn Dạt có hàng loạt đơn xuất cây đi ngoại tỉnh, mà toàn những cây có giá trị cao. Với doanh thu hơn nửa tỷ đồng, không chỉ cái ăn cái mặc, sinh hoạt của gia đình ổn định mà còn dư tiền để tái đầu tư.

Dù đã ngoài lục tuần, nhưng ông Dạt đang là người chủ đạo chăm sóc hàng ngàn cây cối trong khu vườn 5.000m2 với nhiều loại cây khác nhau như mai, thông, tùng, sanh, linh sam... gần đây còn thêm hoa lan.

Với ông Dạt, việc mưu sinh dù vô cùng quan trọng, nhưng ông không buôn cây mà đầu tư công sức vào cây như một lão nông.

Ông Dạt kể, có lần ông lượm được một cây xanh bị vứt bỏ dọc đường về chăm và sửa thế, 7 tháng sau một kỹ sư cây xanh ở Huế mua lại với giá 5 triệu đồng làm ông… giật mình. Nhưng phải đến khi người “khách sộp” này bán lại cái cây lượm ven đường đó với giá 20 triệu đồng sau khi đã nhận một huy chương bạc ở hội thi cây mới khiến ông “hết hồn”. “Biến cố” này đánh thức trong ông một tư duy làm kinh tế mới hơn, đó là phải thổi nghệ thuật vào cây, biến cây xanh thành tác phẩm nghệ thuật.

Ông Dạt thường mua cây từ người đi rừng với giá rất rẻ, sau đó đem về trồng rồi tỉa tót định thế. Theo ông, thường thì sau 2 năm cây sẽ xum xuê, nhưng sau 5-7 năm thì cây không còn là cây đơn thuần mà trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Nếu có duyên, ở với ông khoảng 10 năm thì coi như tác phẩm đã đạt đến đỉnh, vào khung cây cảnh, đạt phần nào những tiêu chí cổ - kỳ - mỹ của giới chơi cây cảnh. Nếu cây đáp ứng thêm 2 tiêu chí “nhã” và “ý” thì có thế coi là hoàn mỹ. Khi đó, nếu gặp khách ông sẽ được trả công xứng đáng.

Với ông Dạt, tác phẩm cây cảnh không như sự hình thành của hội họa, điêu khắc... Cây cảnh là tác phẩm sinh học. Muốn có được tác phẩm sinh học nghệ thuật thì trước tiên phải là một người nông dân giỏi, một “bác sĩ” giỏi để cây sống và phát triển tốt, sau đó là khả năng tạo dáng, là thổi hồn vào cây... Điều này phụ thuộc vào góc nhìn nghệ thuật của người chăm, nhìn cây có thể đoán ra người trồng là vậy.

Ông Dạt không giấu chuyện mình trồng cây theo xu hướng thị trường, nhưng cây xuất vườn của ông bao giờ cũng đảm bảo yếu tố bền vững của một cây cảnh, là phải đẹp và thể hiện khí phách. Chính vì thế, những tác phẩm mà ông ưu ái vẫn là mai và thông. Ông kể, thỉnh thoảng có khách hàng đặt một lần cả chục cây mai, cây thông nhưng ông chỉ bán cho họ 2-3 cây, bán ít nhưng tư vấn khách đi vào chiều sâu của cây cảnh.

Yêu cây, say nghề, ông từng là Hội trưởng Hội Cây cảnh Thủy Phương, hội từng là chủ lực cây xanh trưng bày tại vườn Cơ Hạ trong nhiều mùa Festival Huế. Nhưng ông chưa từng đem cây đi thi, chưa từng mong chờ những huy chương, giấy khen trong các cuộc thi cây lớn nhỏ…

Với ông Dạt, làm cây cảnh “sướng” ở chỗ thỏa mãn đam mê và nuôi tốt chủ vườn là đủ. Từ ngày theo cây, ông luôn thấy mình tự tại trong suy nghĩ và đặc biệt là có thêm nhiều bè bạn.

Những người yêu cây quanh Huế rồi các tỉnh gần xa đến Huế đều ghé khu vườn nhỏ của ông. Những lần như vậy là cơ hội để bè bạn cùng chung niềm yêu cây đàm đạo trao đổi kinh nghiệm chăm cây và cả kinh nghiệm chọn khách hàng. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, đã có hàng chục cây mai, cây thông “đi” Thanh Hoá, Đà Lạt mà bạn hàng chỉ liên lạc qua mạng, bởi họ tin vào con mắt định giá có từ tình yêu cây của ông.

Bài, ảnh: Châu Phước

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Thủy đóng góp nhiều vào sự phát triển chung của tỉnh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đánh giá như vậy tại hội nghị quán triệt Chỉ thị 42/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thông tin về định hướng xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Thường vụ Thị ủy Hương Thủy tổ chức ngày 12/3.

Hương Thủy đóng góp nhiều vào sự phát triển chung của tỉnh
Người thanh niên đưa “Chậu Huế đắp tay” vươn tầm cả nước

Với suy nghĩ “Cây quý phải đứng trong chậu đẹp”, Hoàng Công Toàn (SN 1992, trú thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền) - một thanh niên sau khi tốt nghiệp ngành mỹ thuật và nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực cây cảnh nghệ thuật đã quyết tâm lập nghiệp bằng dự án “Chậu Huế đắp tay thủ công”.

Người thanh niên đưa “Chậu Huế đắp tay” vươn tầm cả nước
Sôi nổi các hoạt động thể thao ngày 10/3

Lễ phát động “Cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân và Giải việt dã truyền thống lần thứ 22 - 2024 do TX. Hương Thủy tổ chức diễn ra sáng 10/3. Hoạt động lần này chứng kiến số lượng VĐV tham dự tăng đột biến.

Sôi nổi các hoạt động thể thao ngày 10 3
Return to top