ClockThứ Hai, 26/09/2022 06:32
Sau khi đọc bài “Nhắc nhớ những trang sử bi hùng”:

Lão thành cách mạng kiến nghị nên nghiên cứu lập đền tưởng niệm

TTH - Sau khi đọc bài “Nhắc nhớ những trang sử bi hùng” đăng trên Báo Thừa Thiên Huế ngày 13/7/2022 của tác giả Phạm Hữu Thu, ông Võ Nguyên Quảng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, viết thư gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tổng Biên tập Báo TTH tỏ bày kiến nghị của ông - một người trong cuộc.

Bài báo “Nhắc nhớ những trang sử bi hùng” đăng trên Báo Thừa Thiên Huế ngày 13/7/2022 của tác giả Phạm Hữu Thu. Ảnh: MC

Thư viết: Trước hết nói về bài báo. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần và nhận thấy nội dung bài báo phản ánh trung thực tình hình khó khăn của ta sau Xuân 1968 và sự hy sinh của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ từ hậu cứ của núi rừng Hương Thủy về đồng bằng 2 xã Hưng Lộc (nay là Lộc Bổn) và Hải Thủy (nay là Thủy Phù) để thu mua lương thực.

Xin lưu ý: Trong chiến tranh, Hưng Lộc (Phú Lộc) được giao cho Hương Thủy quản lý. Nếu không có nguồn lương thực từ mũi Hưng – Hải tiếp tế thì hậu cứ của Thành Huế (bao gồm các cơ quan của 3 quận nội thành và các huyện trực thuộc vùng ven: Hương Thủy, Phú Vang trước tháng 6/1971) và Huế, Hương Thủy (sau khi lập lại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế) sẽ gặp vô vàn khó khăn do sự ngăn chặn, đánh phá ác liệt của Mỹ - Ngụy.

Là Phó Bí thư Huyện ủy, Chính trị viên kiêm Huyện đội trưởng Hương Thủy trong những năm chiến tranh, tôi rất nể phục tấm gương hy sinh của đồng chí Nam Hải, Nguyên Trưởng ban Kinh tế của Thành ủy Huế, vì sự sống của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ ở hậu cứ, đồng chí đã bám mũi Hưng – Hải để tổ chức thu mua và đã hy sinh ở Hải Thủy do bị địch phục kích. Ngoài đồng chí Hải, ngay cơ quan quân sự Hương Thủy có đồng chí Tè (quê Tuyên Quang) là Tham mưu phó Huyện đội hy sinh khi về Hưng – Hải thu mua lương thực cho bộ đội.

Đúng như tác giả bài báo phản ánh, thời sau Mậu Thân hầu như đêm nào ta cũng có cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Ngoài số tử sĩ mà ta đưa được về hậu cứ, phần lớn số còn lại địch đem phơi thây rồi chôn tập thể, do vậy mà sau giải phóng, dù quy tập về các nghĩa trang nhưng danh tánh của anh chị em không phân biệt được.

Đó là nỗi đau không chỉ đối với thân nhân các liệt sĩ mà còn là nỗi ray rứt khôn nguôi của mỗi chúng ta, trong đó có tôi đối với những người con đã “vị quốc vong thân”.

Để tri ân gần hai trăm cán bộ, chiến sĩ hy sinh ở mũi Hưng – Hải, tôi kính đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy và cơ quan hữu trách nghiên cứu, xây dựng một đền tưởng niệm để thân nhân, đồng đội và thế hệ hôm nay cũng như mai sau phúng viếng, tưởng niệm công lao của lớp lớp người đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Trên đây là kiến nghị của tôi, kính mong các đồng chí lưu tâm và hồi đáp.

Võ Nguyên Quảng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tri ân, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Ngày 14/3, tròn 36 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988), tại Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tri ân, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ
Người lặng lẽ sau thành công của cố danh họa Lê Bá Đảng

Để tên tuổi của cố danh họa Lê Bá Đảng nổi tiếng thế giới, ít ai biết rằng người lặng lẽ đứng đằng sau, góp không ít công sức cho sự thành danh ấy chính là bà Myshu Lebadang - người vợ tảo tần của ông. Bà vừa qua đời vào một ngày cuối năm 2023 tại thủ đô Paris, Pháp ở tuổi 94.

Người lặng lẽ sau thành công của cố danh họa Lê Bá Đảng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top