ClockThứ Năm, 02/11/2017 08:01

Lập BCĐQG về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban.

Phó Trưởng ban Thường trực là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Phó Trưởng ban là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Công Thương; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương; Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Lãnh đạo Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Ban Chỉ đạo có chức năng tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa, phối hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương thực hiện việc cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là nghiên cứu, tổng hợp và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các điển hình tốt, cách làm tốt và các trường hợp điển hình chưa tốt trong thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở các ngành, lĩnh vực và địa phương; kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp nhân rộng các điển hình tốt, cách làm tốt; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp của Đảng, Nhà nước về cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Tổng hợp, rà soát kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật cản trở cơ cấu lại ngành, lĩnh vực kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Phổ biến, hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các tổ chức khác có liên quan về nội dung của cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; đánh giá, giám sát triển khai kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn và tổng công ty trong việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng...

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh

Ngày 23 và 24/3, tại nhiều địa phương, các lực lượng đã triển khai Phong trào ngày Chủ nhật xanh với các hoạt động đáng chú ý như, tổ chức đổi rác lấy quà, tặng quà cho hộ nghèo, khai trương tuyến đường cờ thanh niên, thực hiện mô hình điểm “Cổng trường văn minh – thân thiện – an toàn”…

Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh
Đổi mới, đột phá trong huấn luyện

Với những chủ trương, giải pháp cụ thể và tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của cán bộ, chiến sĩ, nhiệm vụ huấn luyện năm 2024 được lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh thực hiện thắng lợi với nhiều thành tích nổi bật.

Đổi mới, đột phá trong huấn luyện
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
Return to top